Ngải cứu được xem là một loại rau, thuốc quý trong dân gian, nhưng ít người biết được rằng bên cạnh những công dụng ấy thì về quan niệm phong thủy, loại cây này còn có tác dụng xua đuổi tà ma. Chính vì thế, rất nhiều người thích trồng ngải cứu trước cửa nhà.
Ý nghĩa của cây ngải cứu
Theo quan niệm xưa thì ngải cứu là cây dương khí mạnh, chúng thuần dương nên có thể xoay chuyển mọi vật, giúp trừ tà cải vận. Vì thế ngải cứu có giá trị phong thủy to lớn.
Ngải cứu là loại cây có ý nghĩa quan trọng trong phong thủy xa xưa. Ngải cứu là cây thiêng thường được người xưa dùng để trừ tà, đuổi ma quỷ.
Theo quan niệm xưa thì ngải cứu là cây dương khí mạnh, chúng thuần dương nên có thể xoay chuyển mọi vật, giúp trừ tà cải vận, bảo vệ gia chủ bình an gặp nhiều may mắn thuận lợi.
Hơn nữa ngải cứu có tính thanh tẩy không gian, khử độc. Thế nên ngải cứu thường được dùng để xông nước hoặc đốt xông khói để đuổi ma quỷ và trị bệnh. Thời xa xưa người ta còn dùng cây ngải cứu để xem bói, đoán vận mệnh tương lai.
Ngoài ra, cây ngải cứu cũng được dùng để trị muỗi, đuổi muỗi, người ta cũng thường nấu nước ngải cứu để tắm trị cảm và đuổi vận xui.
Ngải cứu là một vị thuốc tốt cho phụ nữ dùng để điều hòa ổn định chu kỳ kinh nguyệt và giúp làm đẹp da. Ngải cứu là vị thuốc dân gian được nhiều người ưa chuộng và cũng là loại rau ăn mà nhiều người yêu thích.
Vì sao người xưa thường trồng ngải cứu trước cửa nhà?
Ngải cứu là một loại rau quen thuộc của nước ta, một loại thảo dược quý với nhiều công dụng. Nó còn được gọi với tên gọi khác là ngải diệp. Theo Đông y, cây ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận…
Loại cây thân thảo này được trồng rất phổ biến trong vườn nhà của các gia đình Việt Nam. Việc trồng ngải cứu trước cửa nhà mang lại những lợi ích cả về mặt y học, cả về ẩm thực.
Trong y học dân gian, ngải cứu có mặt ở nhiều bài thuốc chữa các bệnh thông thường, đặc biệt có tác dụng tốt trong việc cầm máu, điều hòa kinh nguyệt, chữa đau đầu, tiêu chảy và chướng bụng.
Ngải cứu có tính ấm, giúp giải cảm, làm ấm cơ thể và tăng cường tuần hoàn máu. Khi bị cảm lạnh, người ta thường sử dụng lá ngải cứu đun nước uống hoặc xông hơi để giảm triệu chứng.
Ngải cứu cũng được sử dụng để giảm đau khớp và viêm khớp bằng cách giã nát lá ngải cứu tươi, trộn với muối rồi đắp lên vùng khớp bị đau.
Đặc biệt với phụ nữ, việc dùng ngải cứu để điều hòa kinh nguyệt sẽ giúp giảm đau bụng kinh và cải thiện sức khỏe sinh sản. Vì lý do đó, ngải cứu được coi là một phương thuốc tự nhiên giúp cân bằng nội tiết tố và tăng cường sức khỏe phụ nữ.
Như vậy, việc trồng ngải cứu trước cửa nhà sẽ giúp gia đình dễ dàng tiếp cận nguồn dược liệu quý này mỗi khi cần thiết, giúp chữa trị các bệnh thông thường một cách kịp thời.