2024-10-19 14:50:04
{"the-thao":"Th\u1ec3 thao"}
[]

Cha mẹ đặt tên cho con phải tránh những tên này kẻo phạm luật sẽ bị cấm không được đăng ký khai sinh

Việc đặt tên cho trẻ khi đăng ký khai sinh cũng được quy định một số điều chung để đảm bảo một số yếu tố phù hợp với luật pháp.

Đặt tên và khai sinh cho trẻ là việc làm quan trọng bởi cái tên sẽ theo trẻ suốt cuộc đời. Khai sinh là cơ sở để thực hiện ác thủ tục hành chính sau này liên quan tới quyền lợi của trẻ. Do đó việc đặt tên là vô cùng quan trọng. Đặt tên cho con nhiều cha mẹ sẽ chọn tên đẹp, tên hợp mệnh, tên mang ý nghĩa gửi gắm của cha mẹ cho cuộc đời con. 

Nhưng nhiều cha mẹ còn chưa biết rằng luật pháp cũng có những quy định về việc đặt tên

– Theo Khoản 1 Điều 26 Mục 2 Chương III phần thứ nhất Bộ luật Dân sự năm 2015 (Luật số: 91/2015/QH13, ngày 24 tháng 11 năm 2015) quy định cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó. Trẻ có quyền mang theo họ mẹ hoặc họ cha. Trong tập tục số đông người Việt thường khai sinh con theo họ cha, nhưng đó là do tập quán không phải do quy định pháp luật. Việc khai sinh cho trẻ theo họ cha hay mẹ là thỏa thuận thống nhất của cha mẹ và nên theo tập quán địa phương để tránh những khó khăn cho trẻ sau này

Luật pháp có một số quy định liên quan tới việc đặt tên khi khai sinh cho trẻ

Luật pháp có một số quy định liên quan tới việc đặt tên khi khai sinh cho trẻ

– Khoản 3 Điều 26 Mục 2 Chương III phần thứ nhất Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ, việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này. Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.

Còn Khoản 1 Điều 6 Mục 1 Chương II Thông tư 04/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 5 năm 2020 cũng quy định: Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.

Như vậy những dạng tên sau sẽ không được chấp nhận:

– Tên bằng tiếng nước ngoài không phải tiếng dân tộc bởi luật quy định tên công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam

– Tên bằng ký tự mà không phải chữ, hoặc tên bằng số như 1, 2, @, 

– Tên ảnh hưởng tới lợi ích người khác.

– Tên không phù hợp với bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống

–  Tên quá dài. Việc quá dài không quy định chi tiết giới hạn đặt tên con tối đa bao nhiêu chữ mà chỉ quy định một cách chung nhất là cha mẹ không được đặt tên con một cách quá dài dòng và khó sử dụng. Nhưng thực tế có thể thấy trong cấu trúc tên sẽ gồm họ (thường là 1 từ), tên chính (1 từ) và tên đệm. Như vậy phần dài dòng ở đây chủ yếu là phần tên đệm. Tên thông thường sẽ gồm 3 từ (họ, tên đệm, tên) hoặc 4 từ (họ, tên đệm 2 từ, tên chính). Các loại mẫu giấy tờ thông thường khó kê đủ cho một cái tên mà cấu trúc lớn hơn 6, 7 từ. Do đó khi đăng ký khai sinh cho trẻ, cha mẹ mà đặt tên quá dài sẽ được cán bộ hộ tịch tư vấn để đặt cho phù hợp. 

Bài viết mới nhất

Chủ tịch Barca phản pháo vụ Negreira

Câu chuyện tưởng chừng như không hồi kết giữa Barcelona và mối liên hệ của câu lạc bộ này với cựu trọng tài kiêm...

Công Phượng nổ súng ngày tái xuất sân cỏ Việt Nam

Tâm điểm của ngày khai mạc Cúp Quốc gia 2024/2025 được đổ dồn về sân Bình Phước khi đội chủ nhà tiếp đón Trẻ...

Vị trí tốt nhất trồng cây trúc phú quý để phát tài giàu có tình duyên yên ấm

Trúc phú quý là cây cảnh phong thủy được nhiều người yêu thích nhưng bạn nên chú ý vị trí đặt chúng cho phù...

3 đặc điểm của người có phúc đức lớn, hậu vận rất sung sướng

Nếu một người lúc nào cũng nỗ lực để cải thiện bản thân. Làm việc gì họ cũng tận tâm, tận lực, không lười...

Vì sao M.U thua Brentford, Erik ten Hag vẫn không bị sa thải?

Trận đấu giữa Manchester United và Brentford trong khuôn khổ vòng 8 Ngoại hạng Anh 2024/25 có thể trở thành một bước ngoặt quan...