2024-02-01 16:35:22
{"uncategorized":"Uncategorized"}
[]
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9tZWRpYS5waHVudXRvZGF5LnZuL2ZpbGVzL25ld3MvMjAyNC8wMi8wMS9uYW0tMjAyNC10cnVvbmctaG9wLW5hby1raG9uZy1jby10ZW4tdHJvbmctZGktY2h1Yy12YW4tZHVvYy1odW9uZy10aHVhLWtlLTE2MzUwNS5qcGc=.webp

Năm 2024, trường hợp nào không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế?

Nếu thuộc một trong những trường hợp dưới đây, một cá nhân vẫn có thể được hưởng thừa kế dù không có tên trong di chúc.

Trường hợp nào không có tên trong di chúc vẫn được hưởng thừa kế?

Điều 609 Bộ luật Dân sự 2015 quy định các cá nhân đều có quyền lập di chúc để đình đoạt tài sản của mình, để lại tài sản cho người thừa kế theo pháp luật.

Di sản thừa kế là tài sản của người đã mất để lại cho người khác sau khi người để lại di sản qua đời. Di sản thừa kế có thể là tiền, bất động sản, động sản, các loại giấy tờ có giá trị…

Nếu người mất để lại di chúc hợp pháp thì tài sản của người này được chia theo di chúc. Trường hợp người mất không để lại di chúc đề cập đến việc chia tài sản hoặc di chúc không hợp lệ thì tài sản sẽ được chia cho người thừa hưởng theo quy định của pháp luật.

Theo Điều 644 của Bộ luật Dân sự 2015, có 5 đối tượng được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc, tức là ngay cả khi không có tên trong di chúc, những người này vẫn được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật. Các trường hợp đó là:

– Con chưa thành niên của người để lại di sản;

– Cha của người để lại di sản;

– Mẹ của người để lại di sản;

– Vợ của người để lại di sản;

– Chồng của người để lại di sản;

– Con thành niên mà không có khả năng lao động của người để lại di sản.

Ngoài ra, theo Điều 644 của Bộ luật Dân sự 2015, những người không có tên trong di chúc nhưng vẫn được hưởng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản thừa kế được chia theo pháp luật.

Lưu ý, quy định này sẽ không được áp dụng khi các đối tượng nêu trên từ chối nhận di sản thừa kế hoặc không có quyền nhận di sản thừa kế.

huong-thua-ke-01

Các trường hợp không được hưởng thừa kế

Theo Bộ luật Dân sự 2015, người thuộc các trường hợp sau đây sẽ không được hưởng thừa kế.

– Con không còn sống vào thời điểm thừa kế

Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Vì vậy, tính tới thời điểm mở thừa kế, nếu người được thừa kế đã mất thì sẽ không được hưởng thừa kế.

– Con không có tên trong di chúc thừa kế

Theo quy định tại Điều 650 và 651 Bộ luật Dân sự 2015, nếu cha, mẹ không để lại di chúc, con cái sẽ được hưởng di sản của cha mẹ. Tuy nhiên, nếu cha mẹ, người để lại có di chúc nhưng di chúc không đề cập đến việc để lại tài sản cho con thì người con sẽ không được hưởng thừa kế.

– Con bị truất quyền thừa kế

Theo Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015, người lập di chúc có quyền:

– Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.

– Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.

– Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.

– Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.

– Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Do đó, trường hợp người thừa kế có đủ điều kiện thừa kế nhưng người để lại di sản truất quyền thừa kế ngay trong di chúc thì người thừa kế sẽ không được hưởng di sản thừa kế.

– 4 trường hợp khác không được hưởng thừa kế

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó.

– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản.

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng.

– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Lưu ý, nếu cha mẹ, người để lại di sản biết con có những hành vi nêu trên nhưng vẫn để lại di sản cho họ thì những trường hợp nêu trên vẫn được hưởng di sản theo di chúc.

Nguồn: www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn |
Copy Link

Bài viết mới nhất

Cô gái chi hơn 4 tỷ cho 27 cuộc phẫu thuật thẩm mỹ để đổi đời

Bị kỳ thị và ngược đãi vì ngoại hình từ nhỏ, Airi Hirase, 27 tuổi, quyết định rằng phẫu thuật thẩm mỹ là con đường duy nhất giúp cô có thể sống như một người bình thường.

Khi nào cha mẹ phải trả nợ thay con cái? Có đứa con hư cha mẹ phải nhớ điều này để tránh bị “dí”

Không ít bậc cha mẹ có con vay nợ và đã bị chủ nợ "dí" bắt trả nợ thay con.Trong thực tế có những...

3 ngôi sao sáng nhất trong chiến thắng ấn tượng của Barca trước Villarreal

Thầy trò huấn luyện viên Hansi Flick hành quân tới sân El Madrigal để làm khách của Villarreal tại vòng 6 La Liga với...

Nam thanh niên ở Thanh Hóa bị nước lũ cuốn trôi trước ngày cưới gây xót xa

Dù biết bơi nhưng vì đang mang áo mưa và nước chảy xiết nên nam thanh niên đã không thoát được.

Cổ nhân dặn: ‘”Gia đình có 3 cái to suốt đời nghèo khó, con cháu làm như trâu cũng khó giàu nổi”

Người xưa đã đúc kết một kinh nghiệm, những gia đình nghèo khó thường có 3 thứ này ‘rất to’, thậm chí nghèo bền...