Đầu những năm 1940, Liên Xô gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc kháng chiến vệ quốc chống lại Phát xít Đức xâm chiếm lãnh thổ. Lực lượng dân quân cần thêm nhiều vũ khí hơn nữa để có thể chống lực hoả lực cực mạnh từ bộ binh Phát xít. Chính bởi vậy, nhà thiết kế Oleg Antonov đã nảy ra ý tưởng về việc chế tạo …xe tăng bay.
Đây dường như là điều không thể bởi xe tăng không thể bay được. Chúng không phải là phương tiện có tính khí động học để bay cũng như không có cánh hay động cơ giúp nó trở thành “chim sắt.” Antonov xử lý việc này bằng cách tạo ra một “combo” gồm 1 chiếc máy bay Krylya Tanka (được gọi là đôi cánh của xe tăng) kết hợp với xe tăng hạng nhẹ T-60 và được chở bởi máy bay ném bom hạng nặng Pe-8 hoặc TB-3. Chiếc máy bay ném bom này làm nhiệm vụ chở chiếc xe tăng bay lên bầu trời và nhả ra để xe tăng bay có thể tự hạ cánh ở nơi cần thiết.
Xe tăng T-60 được lựa chọn do có trọng lượng nhẹ, chỉ 5,8 tấn và được sản xuất đại trà với số lượng lớn thời bấy giờ. Trọng lượng này còn giảm xuống nữa khi bỏ bớt súng, đạn dược, đèn pha và mang ít nguyên liệu hơn.
“Còn đôi cánh của xe tăng” Krylya đã có 2 cánh 2 tầng dài 18m được làm bằng vải bạt và gỗ, giúp giảm trọng lượng, tổng chiều dài của chiếc xe khoảng 12m. Không quân Xô Viết đã yêu cầu Antonov thiết kế chiếc máy bay có thể mang xe tăng chứ không phải một chiếc xe tăng có thể bay.
Mùa Thu năm 1942, nhà thiết kế Antonov cùng đội kỹ sư của mình đã hoàn thành sản phẩm xe tăng bay Krylya Tanka trong chưa đầy 3 tuần, được phát triển từ xe tăng T-60. Thiết kế mới này được đặt tên là A-40 hay A-40T. Trong lần bay đầu tiên (và cũng là duy nhất), A-40 được lái bởi phi công Sergei Anokhin. Một chiếc máy bay ném bom TB-3 đã được dành riêng để làm nhiệm vụ nâng A-40 lên bầu trời, tổng trọng lượng của xe tăng lúc này là 7,8 tấn, bao gồm cả bộ cánh Kylya Tanka.
Mặc dù gặp nhiều trục trặc do động cơ trở nên quá nóng và TB-3 bị quá tải, không thể duy trì tốc độ cần thiết, nhưng chiếc xe tăng bay vẫn có thể vượt lên bầu trời. Tuy nhiên ngay sau đó nhiều tiếng động lớn phát ra và đoàn lái thử phải nhanh chóng rời khỏi máy bay vận chuyển. Nhanh chóng, các phi các đã cắt dây cáp và phi công Anokhin đã sống sót thoát ra khỏi chiếc xe tăng bay.
Xe tăng bay thực sự đã hoạt động. Anokhin thậm chí sau đó còn báo cáo rằng A-40 đã bay xa hơn dự kiến và ý tưởng của Oleg Antonov không phải là điều không tưởng. Ankhin đã hạ cánh ở một cánh đồng gần đó, tháo cánh và lái xe trở lại Monino. Tuy nhiên, do không có một chiếc máy bay nào đủ mạnh để chở xe tăng A-40 nặng 7,8 tấn với tốc độ 160km/giờ để giúp xe A-40 tự bay lượn sau khi rời máy bay vận chuyển, lực lượng không quân Xô Viết đã dừng dự án vĩnh viễn.
Theo Zenk