2017-01-24 23:29:47
[]
[]
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly94ZXZhdGhldGhhby52bi9hcHAvdXBsb2Fkcy8yMDE3LzAxL3ZpZXQtbmFtLWFmZi0yLTIzMjcuanBn.webp
Array

ĐT Việt Nam: Giấc mộng dang dở

Mỹ Đình rất đẹp, rất thơ và cũng đầy chất bùng nổ! Nó đã được ví với chảo lửa, từng chứng kiến nhiều kỉ niệm đẹp của bóng đá Việt Nam. Nhưng đấy cũng là nơi ghi dấu nhiều kịch bản nghiệt ngã của trái bóng tròn. Hai năm sau thất bại cay đắng trước Malaysia, Mỹ Đình lại khóc cho đội tuyển, cho giấc mộng dang dở dưới thời HLV Hữu Thắng.

 - Bóng Đá

 

Hai trận bán kết cách nhau 2 năm, 2 triều đại và 2 thế hệ có kết quả khác nhau nhưng có chung một kịch bản. Đấy là việc đội tuyển Việt Nam không đứng vững trên đôi chân của chính mình ở thời khắc quan trọng. Chúng ta có thể không sợ đối thủ mạnh, nhưng luôn sợ cái cảm giác “tự thua” vì không vượt qua được rào cản về tâm lý.

Biểu hiện cho sự kém bản lĩnh yếu bóng vía là những sai lầm. Sai lầm đến trong thế trận bị ép là điều dễ thấy! Nhưng trong trận bán kết lượt về với Indonesia, hàng thủ của ĐT Việt Nam đã mắc sai lầm trong trận đấu mà đối thủ không có nổi 1 cú dứt điểm trong hiệp 1. Chỉ với cơ hội đầu tiên, nói đúng hơn là tình huống không quá nguy hiểm, Indonesia đã có 1 bàn thắng theo kiểu “trên trời rơi xuống”. Thủ môn Nguyên Mạnh phán đoán sai điểm rơi và Đình Đồng đưa bóng về lưới nhà.

Cảm giác đổ vỡ luôn đến theo cái cách như vậy, khi những đôi chân của các tuyển thủ tỏ ra run rẩy trong những phút yếu lòng. Ừ thì thôi! Cứ coi sai lầm là chuyện thường tình của bóng đá. Nhưng nếu vấn đề đó cứ liên tục xảy ra trong khoảng thời gian dài, qua các triều đại khác nhau hay đơn giản hơn là qua mỗi trận đấu thì rõ ràng đây là căn bệnh lớn nhất của bóng đá Việt Nam.

 - Bóng Đá

 

Thất bại đã là một nỗi đau nhưng thất bại theo cách tự thua còn đau đớn hơn rất nhiều. ĐT Việt Nam đã trải qua cảm giác ấy không chỉ một mà đã rất nhiều lần. Những vết thương như đã hóa sẹo. Nhắc lại những sai lầm của hàng thủ tối đó, từ bàn thua đầu tiên cho tới chiếc thẻ đỏ của Nguyên Mạnh, có vẻ là điều bất công nếu nhìn trận đấu một cách tổng quát, đặc biệt là tinh thần quật khởi của đội tuyển trong thế khó khăn nhất. Nhưng đấy lại chính là vấn đề đáng nói nhất. 


Khi chơi đủ người và chưa để lọt lưới, ĐT Việt Nam gặp quá nhiều vấn đề trong lối chơi. Trong khi hàng công tỏ ra nóng vội, thiếu hiệu quả thì hàng thủ lại luôn mang tới cảm giác phấp phỏng âu lo. Nhưng ngược lại, khi bị dẫn trước, phải chơi với 10 người và phải sử dụng một thủ thành bất đắc dĩ, đội bóng của HLV Hữu Thắng lại thể hiện được mình với 2 bàn thắng trong 10 phút cuối trận. Khó có thể tin rằng ĐT Việt Nam lại có thể kéo trận đấu sang hiệp phụ trong thế “nghìn cân treo sợi tóc”. Có thể coi đó là nghịch lý trong buổi tối buồn của thầy trò Nguyễn Hữu Thắng. Nhưng thực ra, nó là điều dễ giải thích trong cuộc chiến căng thẳng về mặt tâm lý.

Khi chơi đủ người và chưa để lọt lưới, ĐT Việt Nam mang áp lực tâm lý nặng nề về việc phải ghi bàn và trước sự kì vọng lớn lao của NHM. Sự căng thẳng quá mức khiến các pha xử lý thiếu đi sự tinh tế và chính xác. Nhưng khi đã bị dẫn trước, phải chơi với 10 người và phải sử dụng thủ thành bất đắc dĩ, ĐT Việt Nam lại khác! Đó là lúc mọi hy vọng coi như đã tan biến, đặc biệt sau khi Nguyên Mạnh bị đuổi khỏi sân. Có cảm giác rằng khi đó, đội tuyển mới vứt bỏ được sự căng thẳng để chiến đấu với đúng hình ảnh của chính mình. Cái tinh thần “không còn gì để mất” luôn đáng sợ! Indonesia có lý do để lo ngại nếu trận đấu có thêm 5 phút nữa.

Nói tới tinh thần quật khởi của ĐT Việt Nam trong thế khó khăn tối đó, chẳng ai có thể chê bai cả. Đấy là cái đẹp nhất và cũng là thứ đã gỡ gạc lại ít nhiều cho thầy trò Hữu Thắng trong một buổi tối đáng quên. Nhưng nếu để tìm lại chính mình sau hàng loạt sai lầm thì e rằng cái giá phải trả là quá lớn. Bất cứ ai cũng có thể nhận thấy điều đó trong 30 phút hiệp phụ. Cảm giác nuối tiếc lại ùa về! Giá như Nguyên Mạnh không dính thẻ đỏ. Giá như ĐT Việt Nam vẫn còn 1 sự thay đổi người để Ngọc Hải không phải sắm vai thủ môn bất đắc dĩ… Và nhiều giả thiết khác nữa. Nó khiến 30 phút hiệp phụ trở nên dài lê thê, giống như cuộc tra tấn về thể xác và tinh thần.

Nói tới nghịch lý trên để thấy rằng vấn đề lớn nhất của đội tuyển vẫn là căn bệnh tâm lý. Có cảm giác như nó không có thuốc chữa sau quá nhiều lần gục ngã, hy vọng rồi lại gục ngã. Indonesia không chơi quá hay ở vòng bán kết nhưng họ vẫn giành quyền vào chung kết. May mắn ư? Không! Trước sức ép lớn của ĐT Việt Nam ở cả 2 trận bán kết, họ vẫn đứng vững dù sở hữu hàng thủ rất tệ. Đấy là bản lĩnh của người Indo! Còn Việt Nam thì không!

Vấn đề của ĐT Việt Nam vẫn là những điều cũ kĩ. Dù HLV nội hay ngoại, những thay đổi về lối chơi, chuyên môn cũng chỉ là điều kiện cần. Điều kiện đủ là sự rèn giũa về tâm lý, bàn lĩnh thi đấu và khả năng chịu sức ép. Mọi yếu tố khác sẽ chẳng là gì nếu họ không còn là chính mình trên sân cỏ…

Bài viết mới nhất

Jamie Carragher dự đoán bất ngờ về trận cuối của Arsenal

Đội chủ nhà phải thắng mới có cơ hội vô địch Premier League trong ngày thi đấu cuối cùng, trong khi Toffees đã an...

Real nên dùng đội hình nào để làm khách của Villarreal?

Sau thắng lợi tưng bừng 5-0 trước Alaves ở vòng đấu thứ 36 La Liga diễn ra hôm thứ Tư, thầy và trò huấn...

Sau Mèo Béo, thêm một chàng trai sống như “kẻ lang thang” để dành tiền thăm người yêu cách 500km khiến dân mạng ngao...

Để tiết kiệm tiền mỗi tuần đi thăm bạn gái ở cách xa 500km, chàng trai trẻ chấp nhận cuộc sống chật hẹp trên ô tô.

Chelsea chia tay ít nhất 4 cầu thủ ở trận đấu cuối mùa

6 chiến thắng trong 9 trận đấu gần đây nhất đã giúp Chelsea thăng hạng và đứng thứ sáu, cách Tottenham 3 điểm và có...

7 ngày tới (19/5-25/5): 3 con giáp tài lộc lên đỉnh, tình duyên đỏ thắm như son

Trong vòng 7 ngày tới từ 19/5 đến 25/5, ba con giáp sẽ trải qua thời gian phú quý và ổn định, với tài...