2024-04-18 10:16:03
[]
[]
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9tZWRpYS5waHVudXRvZGF5LnZuL2ZpbGVzL25ld3MvMjAyNC8wNC8xOC9haS10aHVvYy0xLXRyb25nLTUtdHJ1b25nLWhvcC1uYXktYmF0LWJ1b2MtcGhhaS1kb2ktdGhlLWNhbi1jdW9jLXR1LTEtNy0yMDI0LW5ndW9pLWRhbi1jaHUteS0xMDE1NDUucG5n.webp
Array

Ai thuộc 1 trong 5 trường hợp này bắt buộc phải đổi thẻ Căn cước từ 1/7/2024: Người dân chú ý

Theo quy định, những trường hợp sau đây sẽ bắt buộc phải đổi thẻ Căn cước từ 1/7/2024, hãy cùng tìm hiểu.

Quốc hội thông qua Luật Căn Cước

Sáng ngày 27/11/2024, với với 431 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 87,25%), Quốc hội đã thông qua Luật Căn cước.

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Luật gồm 7 chương 46 điều quy định về Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước; thẻ căn cước, căn cước điện tử; giấy chứng nhận căn cước; quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.


Sau khi dự thảo Luật Căn cước được tiếp thu, giải trình rõ, đa số đại biểu Quốc hội đã ủng hộ việc đổi tên Luật Căn cước và thẻ Căn cước.

Theo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tên gọi Luật Căn cước thể hiện rõ tính khoa học, vừa bao quát được phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng của luật, vừa phù hợp với xu hướng quản lý xã hội số. Việc đổi tên thẻ Căn cước công dân thành thẻ Căn cước cũng giúp công tác quản lý nhà nước khoa học hơn, phục vụ công cuộc chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số; tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi tham gia các hoạt động xã hội, giao dịch về hành chính, dân sự.

Quốc hội thông qua Luật Căn Cước

Quốc hội thông qua Luật Căn Cước

Trải qua 8 năm, thẻ Căn cước công dân đã có 3 lần thay đổi. Điều này đồng nghĩa, từ 1/7/2024 có thể sẽ có 4 loại giấy tờ tùy thân cùng có hiệu lực sử dụng, gồm: CMND, thẻ CCCD mã vạch, thẻ CCCD gắn chip và thẻ Căn cước.

Riêng với CMND, luật quy định có giá trị sử dụng đến hết ngày 31/12/2024.

Trường hợp bắt buộc phải đi đổi thẻ Căn cước từ 1/7/2024

Các trường hợp bắt buộc đổi thẻ Căn cước từ 1/7/2024 được quy định tại Điều 29 Luật Căn cước 2023 số 26/2023/QH15.

Công dân đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi

Trước đây, Luật Căn cước công dân 2014 số 59/2014/QH13 chỉ quy định công dân ở các độ tuổi: 25 tuổi, 40 tuổi, 60 tuổi mới cần phải đi làm Căn cước công dân (CCCD).

Tuy nhiên, bắt đầu từ 01/7/2024, công dân khi đủ 14 tuổi đã được cấp thẻ Căn cước trước đó cũng bắt buộc phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ Căn cước. Riêng với người dưới 14 tuổi thì không bắt buộc làm mà chỉ cấp thẻ Căn cước khi có nhu cầu.

Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh

Những thông tin như họ tên, ngày tháng năm sinh là những thông tin quan trọng của một công dân.

Do đó, khi có sự thay đổi thì việc cập nhật những thông tin trên vào Căn cước là bắt buộc nhằm đảm bảo tính chính xác của dữ liệu cá nhân, tránh những nhầm lẫn và tranh chấp khi thực hiện các giao dịch.

Trường hợp bắt buộc phải đi đổi thẻ Căn cước từ 1/7/2024

Trường hợp bắt buộc phải đi đổi thẻ Căn cước từ 1/7/2024

Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật

So với Luật Căn cước công dân 2014 thì trong Điều 24 Luật Căn cước mới 2023, công dân khi chuyển đổi giới tính cũng sẽ cần phải đi đổi lại thẻ Căn cước từ 01/7/2024.

Đồng thời, nhân dạng, khuôn mặt, vân tay là một trong các đặc điểm riêng biệt để xác định các cá nhân khác nhau.

Do đó, khi thay đổi nhân dạng, khuôn mặt, vân tay hay chuyển đổi giới tính, việc cập nhật những dữ liệu trên là vô cùng quan trọng nhằm dễ dàng cho các cơ quan chức năng xác nhận thông tin khi cần thiết.

Có sai sót về thông tin in trên thẻ Căn cước

Hiện nay, thẻ Căn cước gồm thông tin nêu tại Điều 18 Luật Căn cước sau đây:

Ảnh khuôn mặt;

Số định danh cá nhân;

Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

Ngày, tháng, năm sinh;

Giới tính;

Nơi đăng ký khai sinh;

Quốc tịch;

Nơi cư trú;

Đây cũng là các thông tin quan trọng để phân biệt cá nhân này với cá nhân khác. Do đó, khi phát hiện bị sai thông tin trên trên thẻ Căn cước, người dân cần phải đến Cơ quan Công an để đổi ngay thẻ mới.

Xác lập lại số định danh cá nhân

Theo Khoản 3 Điều 12 Luật Căn cước, số định danh cá nhân được sử dụng để thực hiện thủ tục cấp thẻ Căn cước.

Ngoài ra, tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV, Bộ Công an đã quy định việc công dân được hủy và xác lập lại số định danh cá nhân khi:

Xác định lại giới tính/cải chính năm sinh.

Sai sót về thông tin cá nhân như: Năm sinh, giới tính, nơi đăng ký khai sinh.

Do đó, khi xác lập lại số định danh cá nhân, công dân cần phải đi cấp lại thẻ Căn cước để tương ứng với số định danh cá nhân mới.

Hiện nay, số định danh cá nhân là một dãy 12 số gồm:

06 số đầu: Mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương/mã quốc gia nơi đăng ký khai sinh.

06 số còn lại là ngẫu nhiên (Căn cứ Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP).

Có thể thấy trường hợp bị sai những thông tin về năm sinh, giới tính, nơi đăng ký khai sinh cũng sẽ ảnh hưởng đến 06 số đầu trên số định danh cá nhân.

Không đổi sang thẻ Căn cước trong trường hợp bắt buộc, bị phạt ra sao?

Không đi đổi sang thẻ Căn cước trong trường hợp phải đổi lại, cấp lại tức là không thực hiện đúng quy định về cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước được quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP. Theo đó, hành vi này sẽ bị phạt bằng một trong các mức sau đây:

Phạt cảnh cáo.

Phạt tiền từ 300 – 500 nghìn đồng.

Do đó, để không bị phạt thì khi thuộc trường hợp phải đổi thì công dân cần đi thực hiện ngay thủ tục cấp đổi thẻ Căn cước.

Bài viết mới nhất

Chelsea gây sốc với thương vụ kỷ lục của Man City

Sau một mùa bóng khá tồi, The Blues đang lên kế hoạch lớn cho kỳ chuyển nhượng mùa hè 2024. HLV Mauricio Pochettino muốn...

5 mẹo hay giúp nhà tắm nhà vệ sinh luôn thơm tho sạch thoáng, không cần dùng hóa chất

Nhà tắm nhà vệ sinh là nơi khiến nhiều người đau đầu vì chúng dễ bị bốc mùi khó chịu. Hãy làm ngay những...

Vo gạo hay không vo gạo sẽ tốt hơn? Chuyện diễn ra hàng ngày đơn giản nhưng nhiều người chưa biết

Trong ẩm thực Việt Nam, gạo rất quan trọng và mỗi lần nấu chúng ta thường vo gạo nhưng nhiều người không biết điều...

4 lý do Dortmund có thể đánh bại PSG

1. Signal Iduna Park Chảo lửa Signal Iduna Park trong trận bán kết lượt đi Champions League là nơi đi dễ, khó về mà không một đội...

Tân HLV ĐT Việt Nam bị chê vì “điểm yếu chí mạng”

Thời gian gần đây, truyền thông Hàn Quốc khẳng định HLV Kim Sang-sik sắp trở thành tân thuyền trưởng ĐT Việt Nam, thay thế vị...