2023-08-31 10:33:00
[]
[]
https://media.yeah1.com/files/thientruc/2023/08/31/vi-sao-nguoi-viet-xua-dat-ten-cho-con-thuong-dat-nam-van-nu-thi-6-111246.jpg
Array

Vạch trần bí ẩn nguồn gốc đặt tên “nam Văn, nữ Thị” của người Việt xưa, 90% ngày nay không biết

Người Việt Nam xưa thường có xu hướng đặt tên cho con đơn giản, gần gũi, bắt nguồn từ những điều quanh cuộc sống. Họ hy vọng con lớn lên sẽ có cuộc sống bình thường, an vui như bao người. Đặc biệt, người Việt xưa rất thích đặt tên cho con trai có chữ đệm là “Văn”, với con gái là chữ “Thị”. Nhiều người cho rằng, “Văn” và “Thị” liên quan đến giới tính, liệu đây có phải câu trả lời?

vi-sao-nguoi-viet-xua-dat-ten-cho-con-thuong-dat-nam-van-nu-thi-1
Từ xưa, nam được đệm tên “Văn” và nữ được đệm tên “Thị”

Trước hết, đối với nam, người xưa quan niệm, nhà nào sinh được con trai sẽ có phúc và “giá trị” hơn nhiều so với con gái. Như câu “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô” có nghĩa là một người con trai còn hơn mười người con gái. Đồng thời, ở thời đại phong kiến, chỉ có con trai mới được phép đến trường đi học và thi cử. Nhà nào cũng hy vọng con trai của mình có chữ nghĩa, kiến thức, văn chương sâu rộng. Chính vì vậy khi đặt tên cho con, họ đều lấy chữ “Văn” làm tên đệm để con có đường công danh khoa cử thuận lợi.

vi-sao-nguoi-viet-xua-dat-ten-cho-con-thuong-dat-nam-van-nu-thi-4
Người xưa mong con trai học hành đỗ đạt nên chọn tên “Văn”

Theo thời gian, chữ “Văn” ngày càng được ưa chuộng đặt tên cho con trai để hiện thực hoá ước mơ của cha mẹ. Lâu dần, điều này trở thành tâm thức của người Việt đến tận thời hiện đại. Ngày nay, ở nhiều nơi khắp Việt Nam, người dân vẫn ưa chuộng công thức đặt tên (Họ) + Văn + (Tên) để tưởng nhớ đến cội nguồn của cha ông ta.

Đối với nữ, trong tên thường có chữ “Thị” nhằm để phân biệt với đàn ông. Thực tế, chữ ‘thị” bắt buồn từ phương Bắc, trải qua hơn ngàn năm đô hộ, chữ “thị” dần xuất hiện nhiều trong dân gian Việt Nam. “Thị” là một từ Việt gốc Hán có ý ám chỉ phụ nữ. Trong tuyển “Từ nguyên từ điển” có câu “Phu nhân xưng thị” (đàn bà gọi là thị). Chữ “thị” thường xuất hiện phía sau họ của một người, ví dụ như Dương thị, Lưu thị, Trần thị… mang nghĩa là “vợ của người họ Dương”, “vợ của người họ Lưu”, “vợ của người họ Trần’…

vi-sao-nguoi-viet-xua-dat-ten-cho-con-thuong-dat-nam-van-nu-thi-3
Phụ nữ xưa thường đệm tên “Thị”

Trong văn hoá đặt tên của Việt Nam, người ta thường nhầm “thị” ý chỉ là một từ liên quan đến phụ nữ nên đặt tên cho con gái. Kể từ thế kỷ 15, chữ “thị” xuất hiện nhiều trong tên của phụ nữ với công thức (Họ) + Thị + (Tên). Ít ai biết rằng chữ “thị” vốn dĩ mang ý nghĩa ban đầu là để gọi người con gái đã trưởng thành (thường là cưới chồng). 

Ngày nay, do văn hoá nhiều quốc gia du nhập và sự phát triển của Internet nên người Việt Nam có nhiều cách đặt tên cho con. Dần dần, chữ đệm “Văn” và “Thị” ít xuất hiện trong tên của những đứa trẻ hiện đại. Tuy nhiên, đó vẫn là một nét văn hoá dân gian đặc biệt của người Việt Nam ta xưa đến nay.

Trúc

Nguồn: www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn |
Copy Link

Bài viết mới nhất

“Lại là người đàn ông này, Haaland! Sẽ là 90 phút rất dài cho Southampton”

Vòng 9 Premier League, Man City có cơ hội lớn chiếm ngôi đầu bảng khi chỉ phải tiếp đón đội bóng bét bảng Southampton...

Patrik Lê Giang sạch lưới trận thứ 3, TP HCM vẫn chưa thể thắng trên sân nhà

Sân Thống Nhất vẫn chưa thể đem đến niềm vui cho CLB Thành Phố Hồ Chí Minh ở mùa giải 2024/25. Tại đấu trường...

“Đó là điểm yếu duy nhất của Cole Palmer”

Kể từ khi gia nhập Stamford Bridge vào mùa hè năm ngoái, Cole Palmer lập tức trở thành trụ cột không thể thay thế...

10 thay đổi giúp cuộc sống của bạn thú vị và tốt hơn

Thói quen có thể là một chướng ngại ngoan cố khiến cuộc sống của bạn trở nên nhàm chán. Chính vì thế nên sẽ...

Wan-Bissaka tái ngộ M.U, HLV West Ham gửi thông điệp cứng rắn

Wan-Bissaka đã được M.U bán với giá 15 triệu bảng Anh trong kỳ chuyển nhượng mùa hè. Để thay thế anh, Erik ten Hag...