2024-01-10 19:30:00
[]
[]
https://media.yeah1.com/files/nguyetthao/2024/01/10/xay-nha-tren-dat-nong-ngiep-bi-phat-500-trieu-thumb-202034.jpg
Array

Từ năm 2024, người dân xây nhà trên đất nông nghiệp có thể bị phạt lên tới 500 triệu đồng

Đất nông nghiệp là loại đất được sử dụng cho nhiều mục đích như trồng trọt, chăn nuôi và trồng rừng. Loại đất này không chỉ phục vụ cho quá trình sản xuất mà còn là nền tảng không thể thay thế cho ngành nông – lâm nghiệp. Vậy người dân có thể xây nhà ở trên đất nông nghiệp được hay không? 

Thực tế, đất nông nghiệp không phải đất để người dân có thể ở. Vì vậy nên việc xây nhà trên đất nông nghiệp là hoàn toàn sai quy định và sẽ bị xử phạt nặng. Điều 6 của Luật Đất đai năm 2013 quy định khi sử dụng đất, người dân cần tuân thủ quy hoạch, kế hoạch và mục đích sử dụng đất chính xác.

Theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP, việc sử dụng đất nông nghiệp cho mục đích khác mà chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép sẽ bị xem là vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai. Người vi phạm sẽ bị áp dụng các biện pháp xử phạt tương ứng. 

xay-nha-tren-dat-nong-ngiep-bi-phat-500-trieu (3)

Mỗi loại đất sẽ có mục đích sử dụng khác nhau

Mỗi loại đất khác nhau, người sử dụng đất sẽ có nghĩa vụ riêng biệt, tuy nhiên nghĩa vụ chung của người sử dụng đất là sử dụng đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy hoạch và kế hoạch mà cơ quan Nhà nước đã phê duyệt.

Điều 9, 10, 11 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định rõ khi sử dụng đất sai mục đích, xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp mà không chuyển mục đích sử dụng đất thì bị phạt tiền và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, trong đó có biện pháp buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.

xay-nha-tren-dat-nong-ngiep-bi-phat-500-trieu (4)

Việc xây nhà trên đất nông nghiệp có thể bị phạt nặng

Mức xử phạt khi sử dụng đất trồng lúa vào mục đích khác không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép cũng được quy định tại điều 9 Nghị định này. Cụ thể như sau:

+ Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực nông thôn thì hình thức và mức xử phạt như sau:

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,01 héc ta;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,01 héc ta đến dưới 0,02 héc ta;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta;

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta;

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta;

– Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;

– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 01 héc ta đến dưới 03 héc ta;

– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 03 héc ta trở lên.

+ Chuyển đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp tại khu vực đô thị thì hình thức và mức xử phạt bằng hai (02) lần mức phạt quy định tại khoản 3 Điều này.

Thêm vào đó, đối tượng vi phạm buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm…

xay-nha-tren-dat-nong-ngiep-bi-phat-500-trieu (2)

Đặc biệt, theo Điều 10 Nghị định 91/2019/NĐ-CP quy định về việc xử phạt với hành vi sử dụng đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất vào mục đích khác không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép. Mức phạt cao nhất lên tới 500 triệu đồng và buộc khắc phục hậu quả.

Nếu muốn xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp, trước hết người dân phải thực hiện thủ tục chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Người dân cần chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp tại cơ quan có thẩm quyền để được xét duyệt, thực hiện các trách nhiệm tài chính liên quan sau đó mới được phép xây dựng nhà ở.

xay-nha-tren-dat-nong-ngiep-bi-phat-500-trieu (1)

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành đất ở, đất thổ cư bắt buộc cần có sự thông qua, cho phép thể hiện bằng quyết định hành chính của cơ quan có thẩm quyền..

Trong đó, Uỷ ban nhân dân cấp huyện (huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương) sẽ có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp theo trình tự, thủ tục do luật định.

Nguyệt Thảo

Nguồn: www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn |
Copy Link

Bài viết mới nhất

6 ‘lính đánh thuê’ nổi bật của Bayern Munich: Thần đồng 18 tuổi ghi bàn ở cúp châu Âu

Bayern Munich là một trong số những đội bóng có lực lượng cầu thủ đem cho mượn đông đảo ở châu Âu. Một số...

Năm Ất Tỵ 2025 chọn sinh con vào tháng nào là đẹp nhất? Mách bạn 4 tháng sinh giàu có phát tài

Theo tử vi có 4 tháng sinh này trong năm Ất Tỵ được xem là tháng sinh tốt lành.Tháng 1 âm lịch Tử vi phương...

3 loại người nghèo không được chơi, 3 loại người khó không nên nhờ vả

Khác với hai kiểu người trên thì kiểu người này vô cùng tự tin, cũng cực kỳ lạc quan. Họ cảm thấy mình là...

Từ nay tới 1/1/2025: 4 trường hợp bị khóa SIM và thu hồi số điện thoại, người dân nên biết sớm kẻo thiệt thòi

Theo quy định trong năm 2024 những trường hợp này bị khóa SIM và thu hồi số điện thoại, ai cũng nên biết sớm.SIM...

Tại sao tại ban thờ thần tài thường có một bát nước thả hoa? Điều đó có ý nghĩa gì?

Bát nước thả hoa trên ban thờ thần tài có một ý nghĩa quan trọng mà không phải ai cũng biết.Ý nghĩa của bát...