Hiện nay, nhiều người từng nhận BHXH một lần, giờ đây bước sang tuổi già, không có lương hưu, muốn trả lại tiền BHXH một lần để hưởng lương hưu lâu dài.
Trả lại tiền rút BHXH một lần để hưởng lương hưu có được không?
Hỏi: Tôi làm ở Hà Nội và đóng BHXH được 10 năm. Năm 2017, tôi nghỉ nhận BHTN và BHXH một lần với số tiền 50 triệu đồng. Nay, tôi có thể trả lại tiền đã nhận để lấy lại thời gian 10 năm và tham gia BHXH 10 năm nữa nhằm hưởng lương hưu hay không?
Giải đáp vấn đề này, Cơ quan Bảo hiểm xã hội cho hay, hiện nay, không có quy định cho phép người đã nhận tiền trợ cấp BHXH một lần được hoàn trả lại số tiền đã nhận để bảo lưu thời gian đóng BHXH.
Hiện nay, nhiều người từng nhận BHXH một lần, giờ đây bước sang tuổi già, không có lương hưu, muốn trả lại tiền BHXH một lần để hưởng lương hưu lâu dài. Cơ quan BHXH rất chia sẻ, song không thể nhận lại tiền và tính lại thời gian được. Trường hợp bạn muốn hưởng lương hưu khi về già, bạn có thể đăng ký tham gia BHXH tự nguyện ngay.
Lương cơ sở tăng, người lao động sẽ hưởng lương hưu cao hơn
Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng lương hưu của người lao động có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được tính toán dựa trên thời gian đóng bảo hiểm xã hội và mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Tuy nhiên, Điều 56 và Điều 71 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 lại quy định mức hưởng lương hưu thấp nhất khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là bằng mức lương cơ sở.
Do đó, qua tăng lương cơ sở từ 1.7.2023, mức hưởng lương hưu thấp nhất được tính cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nghỉ hưu vào năm 2023 cũng sẽ tăng theo.
Lúc này, mức hưởng lương hưu tối thiểu sẽ tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên thành 1,8 triệu đồng/tháng.
Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, có rất nhiều khoản trợ cấp bảo hiểm xã hội được tính theo lương cơ sở. Do vậy, khi lương cơ sở tăng, loạt trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, tử tuất cũng được điều chỉnh tăng.
Cụ thể, theo Khoản 3 Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau được tính theo công thức sau: Mức trợ cấp dưỡng sức sau ốm đau/ngày = 30% x Mức lương cơ sở.
Lương cơ sở tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên thành 1,8 triệu đồng/tháng, khoản trợ cấp trên sẽ tăng từ 447.000 đồng/ngày lên thành 540.000 đồng/ngày.
Bên cạnh đó, theo Điều 38 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, lao động nữ sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi được cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán trợ cấp 1 lần: Trợ cấp 1 lần/con = 2 x Mức lương cơ sở.
Mức lương cơ sở năm 2023 tăng, mức trợ cấp 1 lần khi sinh con hoặc nuôi con nuôi của người lao động cũng điều chỉnh tăng từ 2,98 triệu đồng/con lên thành 3,6 triệu đồng/con.
Ngoài ra, tiền trợ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đâu cũng tăng từ 447.000 đồng/ngày lên thành 540.000 đồng/ngày.
Về mức hưởng suy giảm 5% khả năng lao động sẽ được hưởng trợ cấp tăng từ 7,45 triệu đồng lên 09 triệu đồng. Sau đó cứ suy giảm thêm 1% hưởng thêm 900.000 đồng (hiện nay là 745.000 đồng).
Tăng lương cơ sở tăng, mức trợ cấp phục vụ tăng theo từ 1,49 triệu đồng/tháng lên thành 1,8 triệu đồng/tháng.
Tới đây, khi lương cơ sở tăng, mức trợ cấp tuất hằng tháng cũng tăng. Thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng sẽ trợ cấp tuất hằng tháng tăng từ 1,043 triệu đồng/tháng lên thành 1,26 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, trợ cấp tuất hằng tháng tăng từ 745.000 đồng/tháng lên thành 900.000 đồng/tháng.