Các học trò của Jose Mourinho đánh bại Leicester vào đêm khai mạc nhưng đó là một chiến thắng xa vời, và sau đó họ thực sự gây ấn tượng trong một nửa trận đấu với Tottenham, trước khi thất bại một cách khó hiểu trong hiệp hai. Trong khi đó, trận đấu với Brighton rõ ràng là một thảm họa và chẳng có điều gì để bào chữa.
Nhưng cuộc đụng độ với Burnley trên sân Turf Moor mới là điều chúng ta nên bàn tới. Hệ thống trong sự nghiệp của chiến lược gia người Bồ Đào Nha gần như là 4-3-3, mặc dù đôi khi ông chuyển sang sơ đồ 4-2-3-1 để phù hợp với một số cầu thủ (đặc biệt là Mesut Ozil tại Real Madrid).
Thứ nhất, Manchester United đã phải vật lộn với 4-3-3 và 4-2-3-1 dưới thời Mourinho vì một lý do đơn giản: họ không có cầu thủ chạy cánh phải. Dĩ nhiên Quỷ đó vẫn sở hữu những người có thể đảm nhiệm vị trí này, nhưng chẳng có ai xuất sắc. Đó là lý do tại sao Ivan Perisic và Willian lại được thèm muốn đến thế.
Và sau một vài thất bại dai dẳng, ông (dường như) cuối cùng đã tìm ra được hình dạng tốt nhất cho đội hình, trong khi che giấu được sự thật rằng Man Utd không có một ngôi sao bên hành lang phải. Đá với Spurs, đội bóng áo đỏ sử dụng sơ đồ 3 hậu vệ, nhưng nếu Mourinho không có sự tin tưởng từ các trung vệ thì chắc chắn điều đó không xảy ra.
Vì vậy, chúng ta có thể hiểu được Man Utd chơi với sơ đồ 4-3-3 để đá với Burnley, mặc dù đó chỉ là vẻ bề ngoài (Jesse Lingard được hiểu như chơi ở cánh phải). Tuy nhiên, cầu thủ sinh năm 1993 lại thường xuyên bó vào trung lộ trong suốt thời gian thi đấu. Cuối cùng, người ta nhận ra rằng đội bóng này rất giống với một viên kim cương ‘thô’ (4-4-2 hoặc 3-5-2, tuỳ vào cách chúng ta phân loại vị trí của Luke Shaw và Valencia).
Lối đá dựa theo dạng kim cương là lý do tại sao Man Utd có thể thống trị các trận đấu như họ đã làm. Nó cho phép Mourinho giữ lại hàng tiền vệ 3 người ưa thích, cộng thêm Lingard có thể trở thành cầu thủ thứ 4 ở giữa sân để giúp kiểm soát bóng tốt hơn. Thực sự Burnley đã gặp phải khó khăn lớn trong trận đấu đó.
Nhưng nếu chỉ giữ bóng thôi là chưa đủ, bạn phải tấn công để giành chiến thắng. Và một lần nữa, phong cách kim cương đã giúp Man Utd làm điều đó. Đầu tiên, Alexis Sanchez tự do di chuyển bên phần sân đối thủ, Shaw thì điên cuồng tấn công bên phía trái… Về cơ bản, đó là điều dễ hiểu khi bạn sở hữu nhiều bóng trên sân.
Trong khi đó, Lingard vượt trội trong việc hỗ trợ đồng đội, anh không cần nhiều bóng để phát triển trận đấu. Điều này làm cho tiền vệ tuyển Anh tương xứng với Sanchez phía bên đối diện, nhưng mọi thứ cuối cùng phải được trôi dạt về Romelu Lukaku – cây săn bàn chủ lực của United.
Tiền đạo người Bỉ luôn được coi như gã khổng lồ với ngoại hình, thể chất vượt trội của mình. Được thiết lập ở vị trí trung tâm nhưng thực tế Lukaku lại di chuyển sang bên phải (thay cho Lingard) và luôn sẵn sàng quay lại nơi bắt đầu để đe doạ khung thành đối thủ.
Nói tóm lại, phong cách kim cương này đưa 3 tiền đạo ra sân cùng một lúc và cho phép họ chơi bóng trong một hệ thống được coi là thế mạnh của họ, thay vì cố gắng ép ai đó án ngữ bên cánh phải. Người ta có thể thấy phong cách này hoạt động trơn tru với sự hỗ trợ của Anthony Martial, Juan Mata và Marcus Rashford (nếu đá chính).
Rõ ràng, nó vẫn còn sớm để nói rằng Man Utd thành công với hệ thống chiến thuật này. Hơn nữa Burnley chỉ là một trong số 19 đối thủ của họ tại Premier League. Một người như Andreas Pereira hay Ander Herrera sẽ có thể giúp trận đấu trở nên dễ dàng hơn Marouane Fellaini, những dẫu sao Quỷ đỏ vẫn cần một tiền vệ cánh phải hơn.
Cuối cùng, để toả sáng thực sự, Man Utd cần ‘đánh bóng’ viên kim cương của họ hơn nữa. Và nếu thực sự làm được điều này, đội bóng của Mourinho vẫn sẽ là ứng cử viên cạnh tranh chức vô địch Premier League mùa giải năm nay. Hãy cùng chờ xem!