2017-10-14 18:10:33
[]
[]
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly94ZXZhdGhldGhhby52bi9hcHAvdXBsb2Fkcy8yMDE3LzEwL2xpdmVycG9vbC1tYW4tdXRkLWtoaS1oYW4tdGh1LWtob25nLWJhdC1kYXUtYm9uZy1kYS0xODExNTctMTAwMHg1NzYuanBn.webp
Array

Liverpool – Man Utd: Khi hận thù không bắt đầu bóng đá

Sự thù địch Liverpool đã ngấm vào máu của nhiều thế hệ CĐV Quỷ đỏ. Đối với họ, Man City vẫn mãi chỉ là “gã hàng xóm ồn ào”. Họ có thể ghét Man City vì khoảng cách địa lý gần gũi, những khuôn mặt có thể vênh váo ngoài đường phố của nửa xanh thành Manchester mỗi khi thắng Man Utd. Nhưng trận đấu với Man City chưa bao giờ có ý nghĩa với Man Utd bằng cuộc đối đầu với Liverpool.

Nhưng mối hận thù ấy không phải tự dưng mà có, Man Utd với tiền thân của họ là Newton Heath thành lập trước Liverpool những 10 năm. Nhiều người biết rằng CĐV hai đội cạnh tranh nhau về thành tích đội bóng khi mỗi bên đều có niềm tự hào riêng để rồi từ đó nảy sinh hiềm khích nhưng ít ai biết mối thù ấy lại xuất phát từ lý do bên ngoài bóng đá.

Hai thành phố Liverpool và Manchester được nối với nhau bởi một cây cầu và một con đường sắt, đó chính là tuyến đường sắt đầu tiên tại châu Âu. Trên con đường sắt đó (tuyến Lancashire -Yorkshire), Manchester Utd ra đời và cũng trên tuyến đường sắt đó, một cuộc chiến được tạo ra, rồi duy trì cho đến tận ngày nay. Chỉ là trận đấu bóng đá, nhưng Man Utd và Liverpool đã tạo ra một nét văn hóa của cả hai vùng, có giá trị chẳng thua kém gì những quảng trường cổ kính ở Manchester hay di sản The Beatles ở Liverpool.

Đương nhiên, yêu cầu của CĐV chẳng được ai chấp thuận, nhưng họ có lí do để nói vậy. Sự kình địch giữa hai CLB hàng xóm không chỉ nằm ở thành tích (Liverpool có 59 danh hiệu còn Man Utd có 66), mà nằm ở cả yếu tố xã hội. Nó liên quan đến hai cảng biển huyền thoại của nước Anh. Cảng Liverpool, từng được coi là trung tâm kinh tế, văn hóa của vùng này trong một thời gian dài.

Nơi đây là khu công nghiệp lớn đầu tiên tại Vương quốc Anh, với cuộc cách mạng công nghiệp đồ sộ. Nhưng khi con đường sắt nối hai thành phố xuất hiện năm 1830, mọi thứ bắt đầu thay đổi. Đến cuối năm 1878, Manchester United được hình thành với cái tên Newton Heath, đó cũng là lúc một nơi giao thương mới mở ra, thu hút lao động và trung tâm công nghiệp chuyển từ Liverpool tới Manchester.

Bông nguyên liệu nhập vào nước Anh được tách trong các nhà máy ở Manchester, nhiều đến nỗi người ta nói Manchester mặc quần áo cho… toàn thế giới. Nhưng việc nhập khẩu bông gặp những thách thức từ chi phí bến cảng cao ở Liverpool. Thành Manchester bắt tay vào giải quyết vấn đề đó.

Họ xây một kênh đào riêng vào năm 1894, những con tàu chở nguyên liệu bỏ qua Liverpool, trực tiếp cập bến Salford. Ngành vận tải biển ở Liverpool bị sụt giảm nghiêm trọng. Công nhân, thợ thuyền ngồi chơi xơi nước và tất nhiên, sự thù hận giữa 2 thành phố nảy sinh.Và như thế, sự thù hận giữa hai thành phố bắt đầu từ vấn đề kinh tế xã hội, và bóng đá là nơi để họ xả ra những giận dữ. Đỉnh điểm của sự thù hận đó là năm 1981, với cuộc bạo loạn lớn nhất trong lịch sử bóng đá Anh diễn ra ở Toxteth.

Đó là ngày xưa, còn ngày nay, những chuyển biến trong cán cân lực lượng vào giữa các năm 1990 càng khiến mối thù hằn thêm sâu sắc. Mỗi đội tự nhận họ là kẻ trên tài đối phương. Man Utd có 20 chức vô địch Anh so với 18 của Liverpool. Liverpool có 5 chức vô địch C1/Champions League so với 3 của Man Utd. Về tổng số các danh hiệu lớn, tỉ số là: Liverpool 59- Man Utd 66.

Bầu không khí ở các trận đấu giữa hai đội ngột ngạt tới mức trong cuốn tự truyện “Steven Gerrard, câu chuyện đời tôi”, huyền thoại Liverpool phải tỏ ra rất bức xúc mỗi khi nhớ lại: “Tôi chưa từng thấy nơi nào ghét mình giống Man Utd. Everton ghét tôi vì tôi thường ghi bàn vào lưới họ. Nhưng họ cũng tôn trọng tôi. Tất cả khác hẳn tại Old Trafford. Người ta ghét tôi chỉ vì tôi đến từ Liverpool. Những tiếng la ó khiến tôi thậm chí không nghe được tiếng còi.”

Muốn biết cuộc đấu giữa Liverpool và MU đi vào lịch sử, trở thành truyền thống và đạt tới ý nghĩa văn hóa thế nào, hãy hỏi Gary Neville. “Lòng hận thù giữa hai CLB giống như những tay mafia luôn muốn lấy đoạt mạng kẻ địch ở khu tội phạm Sicily (Italy)”, cựu sao MU lên tiếng.

Sự hận thù giữa hai bên đến mức các CĐV đem những vụ thảm họa của hai bên ra làm trò cười. Các CĐV Liverpool thường ngân nga lời hát nhắc lại vết thương của “Quỷ đỏ” là vụ rớt máy bay Munich 1958 trong khi các fans Man Utd cũng không chịu kém cạnh khi rêu rao thảm họa sập tường sân Hillsborough khiến 39 CĐV Liverpool thiệt mạng.

Tất cả những điều đó cho thấy cuộc Derby Đỏ giữa hai đội bóng hàng đầu nước Anh đã vượt ra ngoài ranh giới của 1 trận đấu bóng đá. Nó là sự hận thù, là cuộc đối đầu mang tính chất địa phương và nhuốm màu lịch sử. Thời gian càng trôi đi thì mối thù ấy sẽ ngày càng dày hơn. Ở Tây Ban Nha có trận El Classico với những khác biệt về lịch sử – văn hóa và ngôn ngữ thì ở Anh có trận Derby Liverpool – Manchester, derby của sắc đỏ, lòng hận thù và những nhà vô địch.

Bài viết mới nhất

Lewandowski báo tin cực vui cho Ba Lan

Trong trận đấu tập với Thổ Nhĩ Kỳ, Lewandowski và Karol Swiderski dính chấn thương. Huấn luyện viên đội tuyển quốc gia Probierz trước...

Sao tuyển Việt Nam gây sốt, nhận lót tay 1 triệu USD

Theo nguồn tin từ trang VTC News, tiền đạo Phạm Tuấn Hải đang đứng trước cơ hội nhận khoản tiền lót tay lên đến...

Roy Keane: Alexander-Arnold sẽ bị xé toạc ra thành từng mảnh

Tuyển Anh của HLV Gareth Southgate nhận được sự kỳ vọng lớn ở EURO 2024. Tam Sư sở hữu dàn nhân sự trẻ trung,...

Tottenham nhắm người cũ Chelsea

Sau sự ra đi của Harry Kane, Tottenham Hotspur vẫn đang đi tìm cái tên phù hợp để thay thế vai trò mà tuyển...

M.U được báo giá ‘thánh’ thu hồi bóng

Cầu thủ người Pháp được liên hệ chuyển đến Premier League vào năm ngoái. Anh nằm trong tầm ngắm của Nottingham Forest và Fulham,...