Tại Việt Nam, trong vài năm gần đây, nhiều người trẻ bắt đầu có hứng thú với ngành nghề phi công, điều khiển máy bay, nhất là các loại máy bay dân dụng. Một trong những lý do khiến nghề phi công ngày càng được ưa chuộng chính là thu nhập ổn định và mức lương khá cao.
Theo báo cáo tổng hợp của cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, việc làm, năm 2018, tiền lương trung bình của phi công Việt Nam rơi vào khoảng 124 triệu đồng/người/tháng. Trong khi đó, tiền lương của phi công nước là là 250 triệu đồng/người/tháng.
Đến năm 2019, tiền lương của phi công Việt Nam đã tăng hơn mức 135 triệu đồng/người/tháng, cao gần bằng 48% của lương phi công nước ngoài. Trong giai đoạn năm 2023-2025, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội dự kiến những phi công tại Việt Nam sẽ có mức lương bình quân là 115-128-135 triệu đồng/người/tháng.
Hiện tại, theo báo cáo của Vietnam Airlines, tổng số lao động làm việc cho hãng này vào năm 2022 đạt mốc hơn 6.000 người, trong đó có gần 4.500 người do hãng trả lương từ quỹ tiền lương theo đơn giá khoán và 152 phi công nước ngoài được ký hợp đồng với đối tác cung ứng nhân lực.
Tuy là ngành nghề kiếm tiền trăm triệu mỗi tháng, phi công phải bỏ ra một số tiền còn hơn thế rất nhiều để đào tạo chuyên môn. Theo Trường Phi công Bay Việt, chi phí cho một học viên để được cấp bằng phi công dao động từ 2-2,5 tỷ đồng trong thời hạn 2 năm học. Khóa học lý thuyết trong nước hơn 100 triệu đồng, huấn luyện bay ở nước ngoài khoảng 1,8-2 tỷ đồng.
Sau khi từ nước ngoài về, học viên cần phối hợp với tổ bay buồng lái, huấn luyện thêm 100 triệu đồng. Nhận được tấm bằng lái máy bay cơ bản, mỗi học viên cần chi 1,5-1,6 tỷ đồng học chuyển loại. Như vậy, trung bình một phi công bỏ ra số tiền hơn 4 tỷ đồng để học lái máy bay.
Ảnh: Tổng hợp
Trúc