Khác với con gái, con trai đến tuổi dậy thì có thể trở nên ương bướng, gàn dở, hay ngại ngùng và ít chia sẻ với cha mẹ. Chính vì vậy, việc dạy con trai tuổi dậy thì không hề đơn giản. Dưới đây là các cách cha mẹ có con trai độ tuổi dậy thì có thể tham khảo.
1. Hỏi và lắng nghe con cần gì
Khi con trai đang trong giai đoạn dậy thì, mẹ nên nói chuyện với con một cách nhẹ nhàng như tâm sự về những điều con mong muốn hay những vướng mắc mà con đang khó có thể tìm được lời giải đáp trong độ tuổi của mình như: “Con có cảm thấy cần thay đổi điều gì ở trường học hay ở nhà không?” ; “Con có muốn đề nghị điều gì từ cha mẹ hay ai đó không?”.
Việc lắng nghe suy nghĩ và ý kiến của con sẽ trở thành chìa khóa, giúp mẹ có thể nắm bắt được tâm lý của con trai đang trong tuổi dậy thì. Trong trường hợp con cảm thấy khó nói, mẹ có thể giúp con thư giãn tâm tạng một chút như đưa con đi dạo hoặc đi đến một quán cà phê yên tĩnh nào đó, trò chuyện tâm sự nhẹ nhàng giữa hai mẹ con sẽ giúp trẻ mở lòng hơn.
2. Cho con có thể tự chủ nhiều hơn
Con dậy thì cũng là khi con trai lớn hơn và sẽ thể hiện bản thân là người có trách nhiệm hơn, cũng chính vì vậy mà mẹ cần cho tạo điều kiện cho con tự chủ ngày càng nhiều hơn.
Chẳng hạn như, cha mẹ có thể đưa cho con một danh sách các công việc hàng tuần và để cậu bé tự quản lý thời gian của mình sao cho có thể hoàn thành các công việc này. Cha mẹ làm như vậy sẽ có thể tạo nên điều kỳ diệu về thái độ và trách nhiệm của con đối với cuộc sống.
3. Hãy để bố tham gia vào việc hướng dẫn con
Khi bước vào tuổi thiếu niên, bất kỳ đứa trẻ nào, nhất là con trai cũng sẽ có xu hướng bướng bỉnh hơn và không dễ dàng nghe theo lời của mẹ. Nếu trong trường hợ này mà mẹ lại có thái độ nóng nảy, mắng phạt con thì sẽ dẫn đến những hậu quả không đánh có ảnh hưởng đến tâm lý và tính cách của trẻ.
Một bà mẹ thông minh sẽ không “chiến đấu” một mình, mà hãy nên lôi kéo thêm chồng cùng tham gia vào việc dạy dỗ cậu bé đang trong “độ tuổi nổi loạn” này. Chính bố cũng đã từng trải qua tuổi dậy thì nên sẽ có kinh nghiệm nắm bắt tâm lý tuổi mới lớn của con trai hơn, cũng như có cách để khiến con phải nghe lời hơn.
4. Tạo cơ hội cho con có nhiều thêm trải nghiệm
Một điều vô cùng quan trọng mà cha mẹ nên cho con đó là cơ hội được trải nghiệm thực tế. Chẳng hạn như cha mẹ có thể khuyến khích con làm một số công việc nhỏ như phục vụ tại một quán cà phê quen hay bán hàng tại cửa hàng của gia đình nếu có, cho con tham gia vào các nhóm thiện nguyện hoặc tham gia vào một câu lạc bộ thể thao nào đó trên tinh thần tự nguyện. Đây là những việc sẽ giúp con có thêm được nhiều trải nghiệm và kỹ năng giao tiếp xã hội.
5. Ngừng việc giục con đi ngủ sớm mỗi tối
Không như còn nhỏ, vào buổi tối các thanh thiếu niên cần học và làm nhiều thứ riêng tư hơn. Vì vậy mẹ nên cho phép con ngủ muộn hơn trước đây. Khi có thêm thời gian để làm việc riêng của mình, con sẽ cảm thấy đang được đối xử một cách tôn trọng như một người trưởng thành.
6. Khuyến khích con hoạt động thể chất
Bên cạnh sự phát triển tâm lý, ở tuổi dậy thì, con trai cũng sẽ phát triển thể chất rất rõ rệt. Và đây cũng chính là thời điểm quan trọng để cha mẹ có thể dạy cho con về việc chăm sóc và rèn luyện thể chất. Cha mẹ hãy khuyến khích con luyện tập các môn thể thao đồng đội để đốt cháy năng lượng, ngăn ngừa tình trạng béo phì như bóng rổ, bóng đá, bơi lội cùng bố hoặc bạn bè và cùng con đặt ra các mục tiêu trong việc rèn luyện thể chất, vừa giúp con tăng cường thể lực, vừa có thể tăng khả năng tương tác của mình.
7. Cùng con khám phá sở thích và tài năng của bản thân
Thay vì chỉ để con học tất cả các môn phổ thông ở trường thì cha mẹ cũng nên để ý hoặc hỏi xem con có thích học môn năng khiếu nào khác hay không. Từ đó, cha mẹ hãy khuyến khích con theo đuổi sở thích riêng, để con tự khám phá bản thân cũng như trang bị cho con một kỹ năng và kinh nghiệm hoàn hảo.