Việc nuôi dạy trẻ vốn luôn không hề đơn giản nhưng việc nuôi dạy những đứa trẻ bướng bỉnh còn khó hơn rất nhiều nhất là những người lần đâu tiên không có nhiều kinh nghiệm. Vậy khi con trở nên bướng bỉnh, cha mẹ nên làm gì để cải thiện tình trạng cũng như dạy con một cách tốt nhất?
Nguyên nhân khiến trẻ trở nên bướng bỉnh:
– Thái độ ngang bướng ở trẻ có thể chỉ là hiện tượng tự nhiên của con người khi muốn tự rèn luyện ý chí tự lập, thể hiện cá tính, cũng như muốn được sống độc lập cho bản thân.
– Trẻ bị thiếu hụt tình cảm của cha mẹ hoặc bị cư xử quá khắc nghiệt. Trong những trường hợp như vậy, trẻ sẽ luôn muốn tìm kiếm sự chú ý từ cha mẹ mình và thái độ ướng bỉnh hay chống đối là một trong những cách để trẻ lôi kéo sự chú ý, thể hiện vai trò của mình.
– Trẻ được cha mẹ và ông bà quá nuông chiều dẫn đến tình trạng thường xuyên mè nheo người bênh vực, không cấm đoán và từ đó trẻ trở nên bướng bỉnh với mọi người để được chiều theo ý thích.
– Trẻ gặp vấn đề về sức khỏe thể chất. Khi ốm, mệt trẻ cũng sẽ trở nên dễ bướng bỉnh hơn bình thường.
Khi con trở nên bướng bỉnh thì cha mẹ cần:
1. Động viên và khen ngợi con
Khi xung quanh mọi người luôn thể hiện thái độ tức giận và quát mắng… với mình thì trẻ sẽ luôn cảm thấy bất an cũng như không muốn thoát khỏi “lớp vỏ bọc bướng bỉnh” của bản thân. Trong những trường hợp như vậy mà trẻ thể hiện sự phản kháng thì đó chính là sự giận dữ, quyết liệt chống đối lại người lớn.
Vì vậy, nếu muốn dạy dỗ đứa con “cứng đầu” thành một đứa trẻ ngoan ngoãn và nghe lời thì cha mẹ cần cố gắng động viên và khen ngợi trẻ, khi chúng cố gắng thực hiện những việc tốt, thận chí là những việc nhỏ nhặt nhất. Cha mẹ không nên thể hiện thái độ gay gắt khi con làm sai mà hãy từ từ phân tích cho con hiểu để con có thể tự thay đổi.
2. Không nên áp đặt
Những bậc cha mẹ phụ huynh vừa là cha mẹ vừa là người lớn nên luôn có suy nghĩ bản thân sẽ biết điều gì tốt nhất cho con nhưng lại thường bỏ qua cảm xúc cũng như suy nghĩ của con. Từ đó mà dẫn tới những trường hợp cha mẹ tự áp đặt suy nghĩ của bản thân và bắt chúng làm những nhiều không muốn, thậm chí còn không cần hỏi hoặc ra lệnh cho con làm những gì cha mẹ muốn.
Cha mẹ đưa ra yêu cầu cho con một cách cứng nhắc, thậm chí còn có thái độ tức giận, quát mắng và phạt con khi chúng không thực hiện những điều mình nói và chắc chắn việc làm này sẽ khiến trẻ không phục và có làm cũng chỉ là sự sợ hãi mà thôi. Nếu lúc nào, cha mẹ cũng ra lệnh cho con làm theo ý của mình như vậy thì chắc chắn sẽ chỉ khiến trẻ bướng bỉnh hơn mà thôi. Vì thế bạn nên kiểm soát chừng mực thái độ cũng như hành vi của mình đối với con, không áp đặt con.
3. Giữ kiên nhẫn
Trong trường hợp, cha mẹ muốn con làm điều gì đó, hãy đưa ra yêu cầu khi con đang rảnh rỗi và có thể sẵn sàng giúp bạn, tránh “chen ngang” khi chúng đang mải miết với những vấn đề của riêng mình. Dù bất cứ trong trường hợp nào thì việc làm này cũng chắc chắn khiến con bướng bỉnh và không quan tâm đến việc mà cha mẹ yêu cầu.
Trong trường hợp có việc gấp, cha mẹ hãy nói cho con biết để trẻ hiểu rằng giúp mẹ lúc này là quan trọng hơn công việc của bản thân. Còn ngược lại, nếu bạn cứ dứt khoát ép trẻ bằng lời ra lệnh thì sẽ đẩy hành vi bướng bỉnh của mình trở nên trầm trọng hơn.
4. Giữ bình tĩnh
Trong trường hợp, con không lắng nghe hay làm những thứ cha mẹ nói, thì các bậc phụ huynh không nên hà khắc và lập tức nổi nóng trẻ, bởi vì có thể việc cha mẹ muốn lại là việc bất khả thi hoặc gây phiền hà cho con. Khi gặp những tình huống như vậy, cha mẹ nên giữ thái độ kiên nhẫn và thấu hiểu con của mình.
Hãy khiến con hiểu rằng việc bạn làm là muốn tốt cho con và con cần phải tôn trọng ý kiến của mình bằng lời nói thuyết phục từ tốn. Tuyệt đối không nên nổi nóng hay đánh mắng con vì sẽ chỉ khiến trẻ có ác cảm, xa cách với cha mẹ và trở nên bướng bỉnh hơn.
5. Phớt lờ những đòi hỏi không thỏa đáng của trẻ
Đôi khi chính việc đáp ứng nhanh bất cứ yêu cầu nào của con sẽ khiến trẻ trở nên bướng bỉnh và khó bảo hơn. Từ việc làm này của cha mẹ, trẻ sẽ hình thành thói quen “thích gì được nấy” và khi không được đáp ứng trẻ sẽ có những phản ứng như tức giận, la hét… Chính vì vậy,một trong những cách tốt nhất để trẻ không trở nên bướng bỉnh đó là bỏ qua những nhu cầu bất hợp lý của con.