Trong cuộc sống, có 5 loại lời không nên nói ra, bằng không sẽ mất hết tất cả.
Vọng ngữ – nói dối
Phật rất coi trọng sự thật và điều thật. Thế nên nói dối chính là một trong những tội nghiệp nặng. Người mà cứ mở miệng ra là nói dối không chớp mắt thì đây chính là sự nguy hiểm.
Những người này đôi khi nói dối không phải để hại người khác mà chỉ nói dối cho vui miệng. Nhưng như thế là rước họa vào thân. Bởi dù có nói dối xuất phát từ ác ý hay không thì cũng sẽ gieo nghiệp.
Thiển ngữ – lời lẽ thô thiển
Kiểu người hay dùng những lời nói không hay đả kích người khác, thì với Phật chính là ác nhân. Đả thương lòng tự trọng của người khác, chửi mắng, làm tổn hại danh dự người khác là họa từ miệng ra, nói lời hại người lại chính là hại mình, tự mang phiền toái đến cho bản thân. Bởi vậy, tôn trọng người khác là tôn trọng chính mình.
Khi thốt ra những lời lẽ này thì bạn đang tự đốt đi phước của bản thân.
Xảo ngữ – lời lẽ khiêu khích
Kiểu người dùng ngôn ngữ khích bác, gợi lên lòng tham, sân, si của người khác. Dù miệng cười nói nhưng bụng thì có tâm cơ đen tối…cũng chính là ác nghiệp.
Nếu không thể giúp gì cho người khác thì cũng nên hại người khác. Nếu không thể dùng từ bi mà hóa độ tham sân si, của người khác thì cũng không nên khơi gợi, cổ vũ những thói xấu đó.
Sàm ngôn – Lời đàm tiếu
Sàm ngôn chỉ những lời nói xấu sau lưng người khác. Người hay nói lời sàm ngôn thì chính là những kẻ tiểu nhân. Con người sống trên đời, ai cũng có những bí mật, chuyện gia đình, tình cảm. Những chuyện riêng tư như này thì không nên nói ra cho bất kỳ ai biết.
Một người vạch trần chuyện của người khác, cho dù vì sao, dù người đó không phản kích lại thì cũng đã thấy phẩm chất xấu xa rồi. Con người sống chung một nhà không phải vì che mưa che nắng mà còn giữ sự riêng tư, con người mặc quần áo không phải chỉ vì để giữ ấm cơ thể mà còn để che đậy sự riêng tư của mình. Vậy nên nhất định phải có sự tôn trọng lẫn nhau.
Nộ ngôn – Lời nói khi tức giận, oán hận
Khi một người đang ở trạng thái tức giận thường sẽ đánh mất đi lý trí và cảm nhận mà ăn nói khó nghe, công kích người khác, rồi còn làm tổn thương cả bản thân mình.
Khi một người không hài lòng, bất mãn sẽ chỉ nói những lời trách móc. Người bị oán trách sẽ vì những lời cay nghiệt đó mà khắc sâu vào trong tim, làm những chuyện không thể cứu vãn.
Một người nếu gặp chuyện cứ oán trời oán đất thì chẳng thể hạnh phúc bao giờ.