1. Người đàn ông quyền lực Sven Mislintat
Tháng 11/2017, tuyển trạch viên Sven Mislintat chuyển đến làm việc cho Arsenal. Ngay tại thời điểm đó giới chuyên môn xem Mislintat không khác gì một “bom tấn” thành công của Pháo thủ. Ông là người trực tiếp giúp Dortmund chiêu mộ Shinji Kagawa, Pierre-Emerick Aubameyang và Ousmane Dembele.
Khi chiêu mộ vị tuyển trạch viên 46 tuổi này, Arsenal đã bỏ ra 1.5 triệu bảng/năm để trả lương cho ông. Và tại kỳ chuyển nhượng mùa Đông năm nay, cũng chính ngài tuyển trạch có biệt danh “đôi mắt kim cương” đã đích thân sang Đức để thuyết phục Dortmund bán Aubameyang cho Arsenal.
Thương vụ chiêu mộ thành công tiền đạo người Gabon thành công hầu hết công lao thuộc về Mislintat. Hơn nữa để thuyết phục Mkhitaryan về Pháo thủ cũng là nhờ vào mối quan hệ của tuyển trạch viên Mislintat. Hầu như hai thương vụ quan trọng nhất của Arsenal tại mùa Đông năm nay đều có dấu ấn rõ nét của người đàn ông quyền lực có đôi mắt kim cương.
2. Raul Sanllehi – Thượng tần vững chắc
Tháng 11/2017, Arsenal bổ nhiệm ông Raul Sanllehi trở thành trưởng bộ phận đối ngoại – phụ trách về các vấn đề quan hệ bóng đá của CLB. Raul Sanllehi sẽ làm việc trực tiếp cùng HLV Arsene Wenger, giám đốc điều hành Ivan Gazidis và Huss Fahmy – chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực pháp lý và hợp đồng thương mại lẫn thương thảo với các cầu thủ.
Kỳ chuyển nhượng mùa Đông năm nay có thành công cũng là nhờ một phần rất lớn từ công lao của vị giám đốc này. Ông đã chốt rất nhanh mức lương để chiêu dụ cầu thủ càng sớm càng tốt. Ví như thương vụ Aubameyang, Arsenal sẵn sàng chi 180 ngàn bảng/tuần cho cầu thủ này an tâm thi đấu tại London.
Ngoài ra ông sắn sàng nâng lương Mesut Ozil nhận lương 300 ngàn bảng/tuần, đứng thứ nhì Ngoại hạng Anh để có thể trói chân tiền vệ này tại Arsenal.
3. Thẳng tay thanh lọc đội hình
Trong kỳ chuyển nhượng màu Đông năm nay, Pháo thủ thanh đã thanh lọc đội hình bằng cách chia tay 6 cầu thủ gồm: Alexis Sachez, Theo Walcott, Francis Coquelin, Mathieu Debuchy, Olivier Giroud và tài năng trẻ Marcus McGuane.
Arsenal bán tiền đạo Olivier Giroud nhằm dọn đường đón Aubameyang và bán chân sút người Pháp lúc này để còn được giá. Hơp đồng thứ hai là Theo Walcott sang Everton với giá 20 triệu bảng.
Arsenal cũng đã bán Francis Coquelin cho Valencia với giá khoảng 12 triệu bảng và Mathieu Debuchy ra đi với dạng chuyển nhượng tự do. Riêng với cầu thủ trẻ Marcus McGuane sang Barcelona với mức giá chưa tiết lộ. Đáng chú ý nhất là việc trao đổi Alexis Sachez sang Man United để nhận về Mkhitaryan.
Với việc thanh lọc đội hình mạnh mẽ như hiện nay, Arsenal nửa sau mùa giải 2017/18 sẽ gần như thay áo mới với những tân binh vô cùng chất lượng.
4. Trói chân Mesut Ozil
Từ đầu mùa giải tương lai của Ozil luôn là dấu chấm hỏi khiến cac fan của Pháo thủ chán nản. Thậm chí có những lúc tiền vệ người Đức thi đấu không đạt được phong độ đỉnh cao cũng một phần do không thể xác định được tương lai.
Nhưng cho đến những ngày cuối cùng của kỳ chuyển nhượng mùa Đông, Arsenal bất ngờ thuyết phục được Ozil ký vào bản hợp đồng mới. Đó được xem như một “bom tấn” thành công của Pháo thủ.
Theo đó, Mesut Ozil sẽ hưởng mức đãi ngộ cao chót vót lên tới 300 nghìn bảng/tuần, hơn tận 120 nghìn bảng/tuần so với bản hợp đồng tân binh mùa Đông Pierre-Emerick Aubameyang. Với bản hợp đồng này, Ozil đã trở thành cầu thủ hưởng lương cao thứ nhì ở Premier League hiện tại, sau người đồng đội cũ Alexis Sanchez. Có thể nói đây là “bàn thắng” quyết định tương lai của Arsenal tại Champions League.
5. Wenger sẽ lại Arsenal lâu hơn nữa
Một động thái được cho là quá quen thuộc là khi Giáo sư Arsene Wenger tiếp tục lên tiếng giữ chắc ghế của ông tại đội bóng. Nghe có vẻ “tham quyền cố vị” nhưng chính ông là một phần để giúp CLB ổn định hơn. Trong lúc Arsenal đang bấp bênh như hiện nay thì việc bắt một HLV từ chức chẳng khác nào “châm dầu vào lửa” đốt cháy cả đội bóng.
Phát biểu của Wenger khẳng định tương lai lâu dài vơi Pháo thủ được xem như một cách trấn an tinh thần của đội bóng và cả CĐV. Thật sự, với Wenger, tương lai của ông dường như chẳng ai có thể định đoạt. Đừng nói là các CĐV, mà ngay chính lãnh đạo của đội bóng dường như cũng có phần e dè đối với vị chiến lược gia người Pháp.
Đơn giản là họ biết rằng đằng sau những ‘tội lỗi’ mà Wenger gây ra thông qua những kết quả không tốt trên sân, thì Giáo Sư vẫn là một người đã và đang đóng góp rất nhiều mặt tích cực cho đội bóng, điển hình như các vấn đề việc xây dựng và duy trì sự ổn định về mặt tài chính cho đội bóng.