(BongDa.com.vn) – Nghịch lý thay khi VPF quyết định đưa “cooling break” vào giai đoạn đầu mùa mưa thay vì phải áp dụng sớm hơn mới phải.
[dropcap]T[/dropcap]hời tiết nắng nóng kéo dài tại miền Trung và miền Nam đã diễn ra cách đây khá lâu, có nơi ở miền Tây phải chịu cảnh khô hạn kéo dài. Nhiệt độ trung bình thường xuyên trên 31 độ C ảnh hưởng khá đến sinh hoạt của người dân và gây không ít khó khăn cho các cầu thủ bóng đá, lẫn chiến thuật của các CLB.
Nhận thấy điều này, VPF vừa qua (8/5/2016) đã áp dụng quy định “cooling break” vào các trận đấu tại các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam hòng chống chọi lại thời tiết và giảm ảnh hưởng đến chất lượng chuyên môn của giải. Mới đây nhất, “cooling break” xuất hiện trong khuôn khổ AFC Champions League giữa chủ nhà Becamex Bình Dương và FC Tokyo.
Chia sẻ về thông tin trên, trưởng BTC Nguyễn Minh Ngọc cho biết: “Căn cứ vào tình hình thực tế của thời tiết, sau khi hội ý với các nhà chuyên môn và lãnh đạo công ty VPF, chúng tôi quyết định áp dụng quy định ‘cooling break’. Đây là quy định đã được một số giải đấu quốc tế triển khai và phát huy tác dụng rất tích cực. Đây có thể xem là điểm mới của mùa bóng này và chính thức áp dụng cho tất cả các giải BĐCN quốc gia.”
Không thể phủ nhận sự linh hoạt của VPF trong việc áp dụng “cooling break”, thế nhưng có vẻ điều này diễn ra hơi trễ. Dù thời tiết trong giai đoạn đầu tháng 5 vẫn còn nắng nóng, tuy nhiên đã xuất hiện những cơn mưa, thậm chí mưa lớn từ miền Tây và khu vực Đông Nam Bộ. Điều đó báo hiệu một mùa mưa sắp đến. Chính vì yếu tố thời điểm nên có thể tiên đoán hiệu quả của phương án này không đạt hiệu quả tối đa.
Dù trễ nhưng còn hơn là không làm nên cũng có thể dành lời khen cho BTC các giải bóng đá VĐQG đã có những điều chỉnh phù hợp cho các cầu thủ và các CLB tham dự giải. Theo đó, các cầu thủ sẽ được tạm nghỉ không quá 3 phút để bổ sung nước; thời điểm để áp dụng ‘cooling break’ là phút thứ 30 và phút thứ 75 của trận đấu.
[related_posts_by_tax format=”list” taxonomies=”post_tag” posts_per_page=”10″]