2024-05-09 21:21:49
{"the-thao":"Th\u1ec3 thao"}
[]
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9zYWlnb250aGV0aGFvLnZuL2FwcC91cGxvYWRzLzIwMjQvMDUvaW1hZ2UtMjQucG5n.webp

“Nông nghiệp là xương sống của ngành kinh tế nước ta”

Đó là lời phát biểu của PGS.TS Lê Văn Thăng, Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM tại hội thảo “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo – Giải pháp thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững”.

Hội thảo được tổ chức vào ngày 9/5 do Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao phối hợp với Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM nhằm phát huy tinh thần khởi nghiệp, trang bị cho sinh viên những kiến thức và kỹ năng trong việc hiện thực hóa những ý tưởng khởi nghiệp; giới thiệu về các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại TP.HCM.

Cần xem nông nghiệp là “xương sống” của nền kinh tế

Phát biểu khai mạc, PGS.TS Lê Văn Thăng – Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM cho biết: “Bản thân tôi đánh giá nông nghiệp là xương sống của nền kinh tế nước ta. Do đó, áp dụng công nghệ, đi sâu vào chế biến các sản phẩm nông nghiệp là câu chuyện quan trọng và là trách nhiệm của các đơn vị có liên quan, kể cả trường đại học”

Ngoài ra, ông Thăng cũng chia sẻ rằng nhà trường bên cạnh hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học cũng thường xuyên tổ chức các hoạt động chuyển giao công nghệ, khởi nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp.

Cùng ý kiến với PGS.TS Lê Văn Thăng, bà Nguyễn Thị Huệ – Phó Giám đốc Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao – đã có những chia sẻ cụ thể về kinh nghiệm phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển nền nông nghiệp bền vững và hiện đại dựa trên nền tảng phát triển khoa học công nghệ, chuyển đổi số. Theo bà Huệ, hàng năm, Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao tổ chức khoảng 30 khóa tập huấn liên quan đến khởi nghiệp, quản trị kinh doanh, sở hữu trí tuệ,…; hỗ trợ doanh nghiệp tham gia hội chợ, trưng bày sản phẩm;…

PGS.TS Lê Văn Thăng, Hiệu trưởng Trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP.HCM phát biểu tại hội thảo

“Chúng tôi đã giúp thương mại hóa khoảng 500 sản phẩm, giúp nhiều doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi như nguồn vốn thanh niên khởi nghiệp hay tham gia chương trình khởi nghiệp đổi mới sáng tạo không hoàn lại của Sở Khoa học Công nghệ TP.HCM với tổng mức chi phi 12,8 tỷ đồng”, bà Huệ cho biết.

Hơn thế, bà Huệ cũng cho rằng hạ tầng kỹ thuật và thiết bị nghiên cứu có vai trò quan trọng trong quá trình khởi nghiệp của doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp đã bỏ số vốn lớn cho nghiên cứu và phát triển sản phẩm.

Đại diện hai bên ký biên bản thoả thuận hợp tác

Trong khuôn khổ hội thảo, nhằm củng cố mối liên kết hợp tác, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường khả năng hỗ trợ, kết nối phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao đã tái ký kết thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Quốc tế, Đại học Quốc Gia TP.HCM.

Thỏa thuận hợp tác này nhằm phát huy năng lực và thế mạnh của mỗi bên, khai thác và tận dụng hiệu quả các tiềm năng về cơ sở vật chất, con người, chuyên môn trong hoạt động phát triển khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; thương mại hoá ý tưởng của các giảng viên, sinh viên.

Từ khi thành lập đến nay, Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao đã có nhiều chính sách để hỗ trợ cho các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có ý tưởng về công nghệ, khả năng đưa sản phẩm ra thị trường và kế hoạch kinh doanh khả thi.

Trung tâm hiện đang có 70 doanh nghiệp ươm tạo trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, trong đó 40 doanh nghiệp tốt nghiệp. Nhiều lĩnh vực nông nghiệp đang được Trung tâm hỗ trợ như: Nuôi cấy mô tế bào thực vật; công nghệ trồng cây trong điều kiện nhà màng không cần đất, áp dụng hệ thống tưới nhỏ giọt, trồng cây dược liệu; nuôi thủy sản; chế biến bảo quản sau thu hoạch; công nghệ vi sinh, sản phẩm phân bón và chế phẩm sinh học;…

Nông nghiệp cần được bổ sung nhiều hơn các chính sách đặc thù

Theo báo cáo tại hội thảo, các hoạt động khởi nghiệp đã trở nên nhộn nhịp và được biết tới nhau nhiều hơn. Kết quả, Việt Nam hiện có khoảng 5.000 doanh nghiệp khởi nghiệp, trong đó TP.HCM có khoảng hơn 2.000 doanh nghiệp; hơn 200 quỹ đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước đang hoạt động tại Việt Nam; 20 địa phương đã triển khai xây dựng các đề án xây dựng trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại tỉnh và 60 địa phương xây dựng đề án cấp phát vốn.

Bà Nguyễn Thị Huệ chia sẻ quan điểm về nông nghiệp và những thế mạnh của Trung tâm Ươm tạo

Trong đó, nói về các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại TP.HCM, bà Phan Thị Quý Trúc – Phó Trưởng phòng Phòng Quản lý Sở hữu trí tuệ và Đổi mới sáng tạo, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM – cho biết hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chính thức khởi động từ năm 2016 sau khi có đề án của Chính phủ.

Mặc dù chính sách của Chính phủ đang phát huy hiệu quả và đạt được nhiều kết quả, tuy nhiên hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam lại không có điểm nhấn. Đây là điểm yếu khiến Việt Nam không có lợi thế cạnh tranh khi thu hút các quỹ đầu tư nước ngoài tham gia.

Bà Phan Thị Quý Trúc, Phó Trưởng phòng Phòng Quản lý Sở hữu trí tuệ và Đổi mới sáng tạo, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phát biểu

Theo bà Trúc, nếu không có chính sách đặc thù thì Việt Nam không thể phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, nhưng hiện các văn bản pháp luật hỗ trợ trong lĩnh vực này chưa thực sự đi vào cuộc sống hay hỗ trợ thực chất cho doanh nghiệp.

Thành phố là đơn vị đi đầu trong việc đưa ra chính sách đặc thù liên quan đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo

Theo bà Nguyễn Thị Huệ, TP.HCM là địa phương duy nhất tính tới thời điểm này có chính sách đặc thù liên quan đến khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gồm các nhóm cơ bản: Miễn thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân cho doanh nghiệp khởi nghiệp; hỗ trợ không hoàn lại từ ngân sách của thành phố cho những dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; thu hút chuyên gia và nhà khoa học cho các tổ chức khoa học công nghệ công lập trên địa bàn thành phố và khởi nghiệp các sản phẩm dịch vụ mới.

Hiện HĐND TP.HCM đã phê duyệt 2 Nghị quyết liên quan đến thu hút các nhà khoa học và hỗ trợ không hoàn lại cho các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Đặc biệt, Nghị quyết số 20 về hỗ trợ không hoàn lại cho các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo chia ra làm 3 gói chính sách. Cụ thể: Nhóm tiền ươm tạo phù hợp với nghiên cứu của thầy cô hoặc sinh viên các trường đại học, kinh phí hỗ trợ tối đa là 40 triệu đồng; Nhóm ươm tạo, tập trung cho các cơ sở ươm tạo và tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp đã có sản phẩm mẫu, kinh phí tối đa là 80 triệu đồng; Nhóm thứ 3 là các dự án đã hoàn thiện của các cơ sở tư nhân hoặc Nhà nước, có thể gọi vốn đầu tư cho các giai đoạn tiếp theo với mức hỗ trợ tối đa là 400 triệu đồng/dự án.

Trung tâm Ươm tạo Doanh nghiệp Nông nghiệp Công nghệ cao là đơn vị sự nghiệp thuộc Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao. Trung tâm được thành lập nhằm khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân hình thành doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất

Bài viết mới nhất

3 lý do Varane nên được đá chính trước Man City

Quỷ đỏ đã kết thúc mùa giải Premier League của họ với phong độ cao, có những chiến thắng liên tiếp, nhưng họ không...

Fabrizio Romano ra tuyên bố về Arsenal

Nhận định về cuộc đua vô địch Premier League mùa giải vừa qua, ký giả Fabrizio Romano chia sẻ: “Như vậy, cuộc đua danh hiệu...

NÓNG! Thời điểm Guardiola có thể rời Man City

Phát biểu sau khi cùng Manchester City lên ngôi vô địch Premier League lần thứ tư liên tiếp, HLV Pep Guardiola đã úp mở...

Arsenal chốt danh sách rút gọn 2 số 9

Sau khi mùa giải 2023/24 khép lại, Arsenal sẽ tập trung vào kế hoạch chuyển nhượng. Với những bước tiến đáng kể của mình,...

Phản ứng của Kai Havertz ngày Arsenal “lực bất tòng tâm”

Ở vòng 38 Premier League, Arsenal cần Man City sảy chân và họ thắng Everton để có thể nâng cúp tại Emirates. Tuy nhiên, đã...