Khi đang lái xe trên đường, bạn cho người khác biết ý định hướng lái của mình là việc làm rất quan trọng. Điều này giúp giảm đáng kể tai nạn giao thông. Không những vậy, ra một tín hiệu chính xác, và hiểu ý tài xế khác còn là một nét ứng xử văn hóa trong giao thông. Sau đây là một số lời khuyên thực hiện những thao tác nhỏ, nhưng cực kì cần thiết.
XI -NHAN
Đây là tín hiệu sử dụng khi bạn thay đổi hướng đi của xe, tấp vào lề hay sang đường. Khi muốn chuyển hướng, bạn phải nhấn đèn xi-nhan đủ lâu để các phương tiện khác nhận biết và xử lý tình huống an toàn. Nếu như xe khác chưa nhận biết được tín hiệu của bạn, đừng bất chấp điều đó và chuyển hướng ngay lập tức. Hãy coi đây là phươg tiện đảm bảo an toàn cho chính bạn chứ không phải khâu chống chế. Nhiều người định sang đường nhưng rẽ đến nửa đường rồi mới xi-nhan để tạt qua. Ra tín hiệu như vậy là quá chậm và không thực sự có tác dụng. Trái lại, nhiều người ra tín hiệu quá sớm, trước khi có ý định rẽ sang, khiến người điều khiển xe khác bị làm phiền vì họ nhường đường cho bạn, nhưng bạn mất quá nhiều thời gian mới đổi hướng và làm chậm hành trình của họ. Hơn nữa, khi đã chuyển hướng thành công bạn nên tắt tín hiệu chỉ thị ngay. Nhiều người quên điều này, khiến cho các lái xe khác hiểu nhầm tín hiệu của bạn.
Bạn dùng còi để cảnh báo các lái xe khác về sự hiện diện của mình trong trường hợp bạn nghĩ rằng họ không nhận ra điều đó. Bạn không nên sử dụng còi một cách “nóng nảy hiếu chiến”, bấm còn liên tục và quá to. Ở nhiều nơi, sử dụng còi khi bạn đang dừng xe, hoặc sử dụng ở một số khu vực trong thời gian từ 11.30 đêm đến 7 giờ sáng là bất hợp pháp, trừ khi có phương tiện khác đe doạ nguy hiểm đến bạn.
TÍN HIỆU PHANH
Mỗi khi bạn nhấn phanh, đèn đỏ phía sau xe sẽ được kích hoạt, cho phép lái xe khác nhận biết bạn đang giảm tốc độ. Bạn cũng có thể sử dụng tín hiệu này để cảnh báo bạn dự định giảm tốc độ do có sự cố mà họ không nhìn thấy. Với tư cách tham gia giao thông, bạn cũng phải nắm được tín hiệu này ở người đi trước để tránh đâm vào đuôi xe họ khi họ giảm tốc độ. Khi đèn báo phanh bị cháy hỏng, bạn nên nhanh chóng thay thế.
ĐÈN NHÁY TRƯỚC
Đây là tín hiệu cảnh báo người tham gia giao thông ngược chiều về sự hiện diện của bạn, sử dụng trong những trường hợp mà còi xe không có tác dụng như chạy xe nhanh trên đường cao tốc, vào buổi tối và những đoạn đường không được sử dụng còi. Không nên nháy đèn pha để tỏ ra giận dữ hoặc hiếu chiến với tài xế khác, do có thể gây nhiểu nhầm cho họ. Nếu một lái xe khác nháy đèn với bạn, đừng cho rằng đó là tín hiệu nhường đường. Tín hiệu đó có thể có nghĩa là “dừng lại! tôi đang đến đấy”. Hãy thật chắc chắn về điều mà tài xế khác dự định làm khi bạn lái xe, nếu không thì không chỉ bạn bị trượt thi bằng lái, mà còn có thề gây nguy hiểm khi chạy xe trên đường thực.
TÍN HIỆU LÙI
Khi bạn về số đi lùi, đèn trắng sẽ bật sáng sau xe bạn, cảnh báo cho người đi sau biết. Điều này đặc biệt có tác dụng khi bạn lùi xe đỗ vào vị trí thẳng làn với xe khác.
ĐÈN BÁO NGUY HIỂM
Đèn này báo cho các tài xế khác về nguy hiểm mà bạn biết. Bạn chỉ nên sử dụng tín hiệu này khi xe hỏng, xe của bạn gây ách tắc giao thông hay để cảnh báo cho người khác rằng có nguy hiểm trước mặt khi đang chạy xe trên đường cao tốc . Bạn không nên tuỳ tiện sử dụng đèn này, do có thể gây hiểu lầm cho tài xế khác.
Tập thói quen sử dụng các tín hiệu báo trước hướng đi của xe, tuy là việc nhỏ nhặt, đa số người cầm lái đều bỏ qua. Nhưng đây lại là những yếu tố dễ dẫn đến tai nạn. Vậy, hãy tập cho mình thói quen ra tín hiệu và đáp trả tín hiệu hợp lý khi đang tham gia giao thông. Tất cả vì sự an toàn của bản thân và của mọi người xung quanh.
Thảo Ly Tổng hợp