Đêm diễn ‘Trầm’ Fashion Show của các bạn sinh viên K25 Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TPHCM đã để lại dấu ấn sâu đậm khi đem chất liệu văn hóa lịch sử thể hiện trong những bộ sưu tập thời trang một cách độc đáo.

BST “Tứ Linh’ đã mở đầu cho đêm diễn thời trang đạm nét văn hóa lịch sử

Mở đầu cho đêm trình diễn là bộ sưu tập mang tên “Tứ Linh” do sinh viên Tăng Phải Toàn lên ý tưởng và thiết kế. Tứ Linh (Long, Lân, Quy, Phụng) đã gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa và đi sâu vào tâm thức của con người Việt Nam. Quan trọng hơn là chúng đã thổi vào một luồng sinh khí mạnh mẽ, những đức tính tốt đẹp của con người Việt Nam.

BST “Tứ Linh” và sinh viên Tăng Phải Toàn (Đứng giữa)

Bộ sưu tập bao gồm 4 tác phẩm tượng trưng cho Long, Lân, Quy, Phụng. Tăng Phải Toàn đã vô cùng xuất sắc cũng như tinh tế trong từng chi tiết khi thể hiện “Tứ Linh” trong những tác phẩm của mình.

BST “Chiến thần” cùng sinh viên Nguyễn Minh Thích (Đứng giữa)

Nối tiếp “Tứ Linh”, BST “Chiến thần” mang trên mình ‘hơi thở’ của văn hóa phương Tây. Những đường nét tái hiện lại hình ảnh của những chiến binh Hy Lạp cổ đại đầy dũng cảm và kiên cường trong các câu chuyện mê hoặc của thần thoại Hy Lạp. Bộ sưu tập không chỉ mang đến cảm giác mới lạ mà phần nào đã khẳng định được sự sáng tạo mới mẻ của sinh viên Nguyễn Minh Thích.

BST “Nét mộc” của Sinh viên Đào Thu Uyên (Vị trí giữa) lấy ý tưởng từ tranh Đông Hồ

Bộ sưu tập “Nét mộc” được thiết kế bởi sinh viên Đào Thu Uyên trình bày được lấy ý tưởng từ tranh Đông Hồ – một dòng tranh dân gian nổi tiếng trong lịch sử. Bằng sự vận dụng, Thu Uyên đã khéo léo đưa những chi tiết và những mảng màu trên nền giấy dó quét diệp óng ánh lên BST của mình một cách tinh tế.

BST “Âm vang Việt” và sinh viên Phạm Thị Tuyết (Đứng giữa) mang đên một nét độc đáo kết hợp họa tiết hát bội trên trang phục

“Hát bội” từ xa xưa là một trong những loại hình sân khấu cổ truyền đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Lấy ý tưởng từ nghệ thuật hóa trang mặt nạ “Hát bội” sinh viên Phạm Thị Tuyết đã khéo léo sửa dụng hình ảnh những chiếc mặt nạ hóa trang lên trên nền những bộ trang phục trình diễn, cùng với đó là sự phối hợp màu sắc vô cùng khéo léo tạo điểm nhấn làm nổi bật trang phục.

BST “Uyển Mộng” và sinh viên Huỳnh Thị Thùy Trang (đứng giữa) mang nét kiến trúc văn hóa triều Nguyễn

“Uyển Mộng” một các tên vô cùng độc đáo và bí ẩn trầm trặng, nhưng không khém phần mộng mơ. Sử dụng các gam màu chủ đạo là: Trắng, đen, vàng. BST “Uyển Mộng” được lấy cảm hứng từ những hoa văn trang trí trên công trình kiến thời Nguyễn với chủ đề nội dung đa dạng phong phú, đầy ý nghĩa, kết hợp với tà áo dài gợi lên hình bóng của người con gái Huế dịu dàng, e ấp bên tà áo, một nét rất riêng chỉ Huế mới có được.

BST “Bạch Lam Xuyến Kim” và sinh viên Võ Hoàng Qui (Vest đen) mang màu sắc của triều Hậu Lê

Cuối cùng, để kết lại cho “Trầm” Fashion Show chính là BST “Bạch Lam Xuyến Kim”. Như tên gọi mình “Bạch Lam Xuyến Kim”, sinh viên Võ Hoàng Qui đã chọn lựa, thiết kế tác phẩm dựa trên một số họa tiết nổi bật của gốm Chu Đậu thời Lê (thế kỉ XV – XVI) và cách điệu các đường nét kết hợp với phương pháp vẽ vàng 24k được ứng dụng lên nền trang phục vest cách điệu, tô đậm sự sắc xảo, sang trọng của trang phục cũng như làm nổi bật hoa văn gốm.

Ông Nguyễn Chí Công, Phó Trưởng khoa Mỹ thuật trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM với tư cách là người tổ chức đêm diễn và hướng dẫn các bạn sinh viên chia sẻ cảm xúc khi chứng kiến những thành quả của học trò: “6 BST là 6 chủ đề lấy cảm hứng từ những di sản của cha ông để lại. Mỗi bạn đều có những góc nhìn và khai thác ở các khía cạnh khác nhau nên sẽ có những đặc trưng, nét đẹp riêng của từng bộ sưu tập. Trong đó, tôi ấn tượng nhất với bộ sưu tập “Uyển Mộng” của Huỳnh Thị Thùy Trang và “Chiến Thần” của Nguyễn Minh Thích bởi cách khai thác ý tưởng, xử lý chất liệu rất độc đáo.

Ông Nguyễn Chí Công , Phó Trưởng khoa Mỹ thuật trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM nhận hoa khen ngợi và cảm ơn từ Thạc sĩ Hồ Minh Ngọc, Phó Hiệu trưởng của trường vì những đóng góp, hướng dẫn cho các bạn sinh viên và tổ chức đêm diễn

Với tư cách là một người thầy trực tiếp giảng dạy, hướng dẫn các em từ năm nhất đến giờ, tôi rất vui và trân trọng những thành quả ngày hôm nay của các em vì “Trầm” Fashion Show chính là một nốt trầm xao xuyến đúc kết cho những đam mê, nhiệt huyết được vun đắp, nuôi dưỡng và cả sự cố gắng nỗ lực của các bạn trong suốt 3 năm được học tập dưới mái nhà khoa Mỹ thuật – trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật TP.HCM.

Các bạn trẻ ngày nay có sự nhiệt huyết, một năng lượng sáng tạo dồi dào, một lối tư duy mở nên tôi tin các bạn trẻ sẽ có những sự đổi mới, đột phá, thổi một làn gió mới vaò lĩnh vực thời trang nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung. Đồng thời, qua các BST, tôi thấy được sự chung tay của các bạn trong việc bảo tồn, phát huy các giá trị di sản theo những cách riêng của mình, điển hình là việc ứng dụng vào thời trang, đưa đến một góc nhìn mới, hướng tiếp cận mới đối với di sản.”

Các bạn sinh viên gửi lời cảm ơn, tri ân đến thầy cô, bạn bè và những người tham dự

Khép lại “Trầm” Fashion Show, dù chỉ vỏn vẹn gần 3 tiếng đồng hồ nhưng có thể thấy được tâm huyết của các bạn sinh viên trong lĩnh vực thời trang đã tìm về những giá trị văn hóa lịch sử để sáng tạo trên các bộ sưu tập của mình, Từ đêm diễn, chúng ta có thể mong đợi vào những BST mang những giá trị văn hóa nhiều hơn nữa từ những bạn sinh viên góp phần gìn giữ những giá trị đang dần bị mai một theo dòng chảy hiện đại.

Bài viết: Minh Hoài – Ảnh: Đinh Phúc