2016-04-10 04:39:38
{"goc-ban-doc":"G\u00f3c B\u1ea1n \u0110\u1ecdc"}
{"cau-lac-bo":"c\u00e2u l\u1ea1c b\u1ed9","clb":"clb","khan-gia":"kh\u00e1n gi\u1ea3","phan-huynh-tuan":"Phan Hu\u1ef3nh Tu\u1ea5n","svd-rieng":"SV\u0110 ri\u00eang","v-league":"V-League"}

Liệu các câu lạc bộ có nên xây dựng sân vận động riêng?

Bóng đá mà không có khán giả, thì không còn là bóng đá nữa, V-League trong bước đường chuyên nghiệp đã từng có thời điểm thu hút được khá đông khán giả, nhưng hiện tại sức hút không còn như xưa.

Trung tâm TDTT Hoài Đức ở Hà Nội. Ảnh: Internet.
Trung tâm TDTT Hoài Đức ở Hà Nội. Ảnh: Internet.

[dropcap]Đ[/dropcap]ể V-League có được khán giả thì cách được nhiều người nêu ra nhất vẫn là nâng cao chất lượng của từng trận đấu. Nhưng nói thì dễ, làm rất khó. Để nâng cao chất lượng một trận đấu, có rất nhiều thứ cần phải làm. Theo quan điểm của người viết, việc cần làm nhất là phải nâng cao chất lượng sân vận động. Trước hết là mặt sân, sau đó tới khán đài. Cần phải làm cho những người trực tiếp tham gia vào trận đấu, là cầu thủ và cổ động viên được hưởng chất lượng sân bãi tốt, có như vậy mới thoải mái thi đấu, thoải mái cổ vũ.

Việc này khá là khó, vì đa phần các CLB không phải là chủ sở hữu sân vận động, nhiều sân còn phải cho các môn khác dùng thi đấu, tập luyện, hoặc phục vụ các sự kiện chính trị, văn hóa của tỉnh. Vì vậy “cha chung thì không ai khóc”, sân vận động xuống cấp muốn cải tạo thì cũng có nhiều rắc rối. Vậy nên, các CLB nên mạnh dạn đầu tư cho mình một sân vận động riêng, tất nhiên là việc này rất tốn kém về kinh phí, nhưng hiệu quả mang lại cũng không nhỏ.

Lấy ví dụ như trung tâm TDTT Hoài Đức ở Hà Nội, trung tâm này có chi phí đầu tư 200 tỷ, với sân vận động 4000 chỗ ngồi, nhà thi đấu đa năng 2000 chỗ ngồi, và nhiều hạng mục khác rất hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế. Ở đây xin không bàn về sự lãng phí hay không của công trình này, chỉ lấy ví dụ về nó đề nói đến các CLB ở Việt Nam. Nếu một CLB cũng đầu tư 200 tỷ để có được những hạng mục đạt chuẩn quốc tế như vậy, hẳn nhiên ai cũng sẽ rất vừa lòng, vì cầu thủ thì được thi đấu trên mặt sân chất lượng, cơ sở tập luyện tiện nghi, khán giả thì được xem bóng đá một cách thoải mái vì cơ sở vật chất tốt.

Đặc biệt, khi chủ động xây dựng sân, CLB có thể căn chỉnh quy mô cho phù hợp, nếu đội có trung bình 4-5.000 khán giả đến xem, thì cũng nên làm sân vận động ở quy mô như vậy thôi, sau này nếu lượng khán giả tăng lên, thì cải tạo nâng quy mô sân vận động lên cũng không phải là không thể. Chứ nếu hiện giờ đội nhà chỉ có dưới 5.000 cổ động viên mà nhận của tỉnh cái sân 30.000 chỗ ngồi, không có mái che, khán giả đi tránh nắng bên khán đài A hết thì đến khi trận đấu lên truyền hình, khán đài B trống hoác sẽ ít nhiều gây cảm giác chán chường cho người xem. Việc xây sân phù hợp với số lượng cổ động viên sẽ giúp các trận đấu bao giờ cũng có cảm giác khán giả kín sân, không chỉ khiến cổ động viên sẽ “sung” hơn, mà cầu thủ dưới sân thấy vậy cũng hào hứng hơn rất nhiều. Sân dành riêng cho bóng đá nên có thể bỏ đường pitch, kéo khán giả vào gần các cầu thủ, gần với các diễn biến trên sân.

Phải chăng các CLB nên mạnh dạn đầu tư cho mình 1 SVĐ không đường pitch để kéo khán giả. Ảnh: Internet.
Phải chăng các CLB nên mạnh dạn đầu tư cho mình 1 SVĐ không đường pitch để kéo khán giả. Ảnh: Internet.

Hơn nữa, khi có sân vận động riêng, việc lồng đó vào các khu vui chơi, giải trí, thương mại, dịch vụ là điều rất dễ dàng, ít vướng mắc hơn, vừa giúp khán giả có nơi giải trí, tiêu tiền, lại giúp CLB có thêm một khoản doanh thu kha khá để bù vào chi phí xây dựng sân.

Ngoài ra, các CLB cũng nên chọn địa điểm xây dựng sân không phải là ở trung tâm tỉnh lỵ, mà là ở một huyện, nơi vùng ven. Việc đó vừa có lợi là giá đất ở nông thôn thì không cao như thành phố, vừa thu hút được một lượng lớn người hâm mộ vốn đang bị thiếu các chương trình giải trí vào dịp cuối tuần, điều lại đang “thừa mứa” tại các khu đô thị.

Xây sân vận động là rất tốn kém, nhưng nó sẽ mang lại hiệu quả lớn đối với cầu thủ và cổ động viên, nếu tính toán kỹ, lồng ghép các mô hình phù hợp thì CLB còn có khả năng có lời. Tuy việc này là khá mạo hiểm trong khả năng tài chính nhưng bóng đá Việt cũng nên có những sự mạnh dạn và đột phá để có thể ngày càng nâng cao chất lượng.

(Bạn đọc: Phan Huỳnh Tuấn)

[box type=”shadow”]* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam[/box]

[related_posts_by_tax format=”list” taxonomies=”post_tag” posts_per_page=”10″]

Bài viết mới nhất

Thomas Tuchel có gì cho Manchester United?

Chuyên môn được bảo chứng Thomas Tuchel đứng vào hàng ngũ những HLV đạt được nhiều thành công trong vòng 1 thập kỷ qua ở...

Tottenham thua thảm, Postecoglou nhận mọi trách nhiệm

Ở trận đá bù với Chelsea thuộc khuôn khổ Ngoại hạng Anh, Tottenham Hotspur đã phải rời sân Stamford Bridge với hai bàn thắng...

Erik ten Hag phản pháo tin đồn M.U thanh lọc đội hình

Cách đây ít ngày, truyền thông xứ sở sương mù đưa tin Manchester United sẽ có cuộc thanh lọc đội hình mạnh mẽ vào...

Redknapp: “Chelsea thật điên rồ nếu sa thải Pochettino”

Chelsea giành chiến thắng 2-0 trước Tottenham Hotspur ở trận đá bù vòng 26 Premier League. Trevoh Chalobah và Niicolas Jackson lần lượt tỏa sáng,...