2016-05-24 12:24:28
{"cac-ky-euro":"C\u00e1c K\u1ef3 EURO","euro":"EURO"}
{"antonin-panenka":"Antonin Panenka","doi-tuyen-tiep-khac":"\u0111\u1ed9i tuy\u1ec3n Ti\u1ec7p Kh\u1eafc","euro":"Euro","euro-1976":"EURO 1976","tiep-khac":"Ti\u1ec7p Kh\u1eafc"}

EURO 1976: Antonin Panenka – Ngôi sao trên chấm 11m

Antonin Panenka không chỉ sút thành công mà còn tạo ra “tuyệt chiêu” mới từ chấm 11m.

EURO 1976: Antonin Panenka – Ngôi sao trên chấm 11m

[su_dropcap]A[/su_dropcap]ntonin Panenka trên thực tế không phải là một tiền vệ kiệt xuất. Suốt sự nghiệp của mình, Panenka giành phần lớn thời gian khoác áo đội bóng của Tiệp Khắc Bohemians Praha. Sau đó, Panenka thu được đôi chút thành công với CLB Rapid Vienna của Áo với 2 chức VĐQG và 3 Cup quốc gia Áo.

Tuy nhiên, dù không nổi tiếng, song Antonin Panenka vẫn là một của hiếm của bóng đá Tiệp Khắc với khả năng sút phạt và chuyền bóng trời phú. Tuy vậy, tên tuổi của Panenka thực sự được nhắc tới nhiều nhờ việc phát minh ra kiểu đá penalty mang tên chính ông, một kỹ thuật mà được nhiều cầu thủ áp dụng sau này.

Sáng kiến đá 11m của Panenka đã được ông thực hiện trong trận chung kết giữa Euro 1976 giữa Tiệp Khắc và Tây Đức. Trước áp lực phải ghi bàn, Panenka vẫn quyết định thực hiện một cú sục bóng nhẹ nhàng đi thẳng vào giữa khung thành ĐT Đức trong khi thủ thành huyền thoại Maier đã lao sang bên trái để bắt bài. Đó là cú sục bóng quyết định để mang về cho Tiệp Khắc chức vô địch đầu tiên và duy nhất. Từ sau lần đó, những cú sục bóng ở chấm 11m được gọi chung là panenka.

Có một sự thật khá thú vị là Panenka trước đó không phải là một người xuất sắc trên chấm phạt đền. Cho đến trước năm 1976, tỷ lệ thành công trên chấm 11 mét của Panenka không hề ấn tượng hơn những cầu thủ khác. Thế nhưng, nhờ chăm chỉ tập luyện, Panenka đã làm nên thương hiệu bởi chính những pha đá phạt 11m. Tất nhiên, sáng kiến vĩ đại nhất vẫn là cú sục bóng thần thánh ở trận chung kết Euro 1976.

Sau này, Panenka từng bật mí rằng ý tưởng thực hiện cú đá đó xuất hiện khi ông thường xuyên ở lại cùng thủ môn Zdenek Hruska sau các buổi tập của CLB Bohemians để tập những cú đá phạt. “Hai năm trước Euro 1976, tôi đã thử thực hiện penalty kiểu này. Tôi áp dụng ở các trận giao hữu và tại giải VĐQG và chúng đều diễn ra suôn sẻ. Sau đó, tôi quyết định sẽ sử dụng kỹ thuật này tại Euro 1976. Và quả đá penalty cuối cùng trong trận chung kết là cơ hội duy nhất của tôi.”

Sau Panenka, phát kiến của ông đã được tái hiện rất nhiều lần trong lịch sử các kỳ Euro. Việc thực hiện một cú đá phạt đền theo kiểu panenka không đòi hỏi kỹ thuật cao nhưng bù lại cầu thủ thực hiện phải chịu được áp lực tâm lý lớn. Thậm chí, phải có khả năng làm động tác giả để đánh lừa thủ môn đối phương.

[related_posts_by_tax format=”list” taxonomies=”post_tag” posts_per_page=”10″]

Tổng hợp

Bài viết mới nhất

Để võ thuật hiện đại, hội nhập và phát triển bền vững!

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Liên hoan Võ thuật Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024 "Tự...

Thúc đẩy hiện đại hoá và phát triển bền vững các môn võ thuật!

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của Liên hoan Võ thuật Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024 "Tự...

Bùng nổ tinh thần sinh viên tại Giải Taekwondo TP.HCM lần 2 năm 2024

Giải Taekwondo Sinh viên TP.HCM lần 2 năm 2024 không chỉ là sân chơi thể thao đầy kịch tính mà còn là...

Lễ hội ẩm thực Hàn Quốc 2024: Cơ hội để các bạn sinh viên tìm hiểu thêm về văn hoá xứ kim chi

Lễ hội ẩm thực Hàn Quốc 2024” (K-Food Festival 2024) vừa được tổ chức tại Trường ĐHQT Hồng Bàng, TP.HCM.  Hoạt động hấp dẫn...

Lân Sư Rồng Việt Nam: Mang di sản văn hóa và nghệ thuật biểu diễn độc đáo giới thiệu đến bạn bè quốc tế

Lân Sư Rồng là một phần không thể thiếu trong đời sống văn hóa Việt Nam, vừa mang đậm yếu tố...