Bạn có biết, trong lịch sử các triều đại tại Việt Nam, dòng họ nào có nhiều người làm vua nhất hay không?
Suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc ta đã chứng kiến nhiều các triều đại cầm quyền khác nhau. Có những giai đoạn thịnh hưng rực rỡ, có những vị vua anh minh lỗi lạc, nhưng cũng có những giai đoạn đất nước rơi vào loạn lạc, lầm than vì sự bạc nhược của người nắm quyền không có tài có đức.
Vậy bạn có biết, dòng họ nào có nhiều người làm vua nhất trong lịch sử Việt Nam hay không?
Kỷ nguyên độc lập của nước ta bắt đầu sau hơn 1.000 năm Bắc thuộc. Thời kỳ này được đánh dấu bằng chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo. Một năm sau, Ngô Quyền lên ngôi vua, nhà Ngô bắt đầu. Ông trở thành vị vua nước Việt đầu tiên trong kỷ nguyên độc lập. Liên tiếp thời gian đó, nước Việt có rất nhiều vị vua lên ngôi, trải qua nhiều triều đại.
Trong lịch sử Việt Nam, dòng họ Lê có nhiều người làm vua nhất, bao gồm nhà Tiền Lê (980 – 1009) và nhà Hậu Lê (1428-1789). Với 31 vị vua họ Lê và 390 năm trị vì đất nước trong thời kì phong kiến.
Họ Lê là 1 trong những dòng họ đặc trưng của dân tộc Lạc Việt và có ảnh hưởng sâu rộng, vốn định cư tại 2 vùng đất Thanh Hóa và Ninh Bình từ rất lâu. Các vị vua và danh nhân họ Lê, những thủy tổ của nhiều chi phái họ Lê ở nước ta đều có gốc từ đất Lạc Việt. Trong cuốn sách “100 họ phổ biến ở Việt Nam” của Nhà xuất bản Khoa học Xã hội xuất bản năm 2022 đã thống kê họ Lê chiếm 8,9% dân số Việt Nam.
Dòng họ Lê đã 2 lần lập ra triều đại nhà Lê. Vua Lê Hoàn là người mở đầu cho nhà Tiền Lê (980 – 1009) và vua Lê Thái Tổ ( Lê Lợi) là vị vua mở đầu cho nhà Hậu Lê. Triều đại này kéo dài gần một thế kỷ và được xem là một trong những thời kỳ hoàng kim của lịch sử Việt Nam với sự thịnh vượng, phát triển văn hóa, giáo dục và quân sự.
Lê Thánh Tông (1460 – 1497), một trong những vị vua nổi tiếng nhất của lịch sử Việt Nam. Dưới triều đại của ông, nhà Lê đạt đến đỉnh cao về sự thịnh vượng. Ông đã tiến hành nhiều cải cách sâu rộng về hành chính, giáo dục và luật pháp, đồng thời mở rộng lãnh thổ sang phía Nam, định hình nền văn hóa và lãnh thổ của Việt Nam sau này.
Bên cạnh đó vị vua họ Lê có thời gian trị vì lâu nhất là vua Lê Hiển Tông, trị vì đất nước 46 năm (1740 – 1786). Người trị vì ngắn nhất là vua Lê Long Việt (Lê Trung Tông, con của vua Lê Đại Hành) chỉ vỏn vẹn 3 ngày. Sau đó, em trai của ông là Lê Long Đĩnh lật đổ ngôi vua và lên ngôi.
Nhà Lê chính thức suy sụp vào năm 1789 khi Nguyễn Huệ (vua Quang Trung) tiến vào Thăng Long, đánh bại quân Thanh và chấm dứt cai trị của nhà Lê Trung Hưng. Mặc dù có rất nhiều nỗ lực phục hồi ngắn, nhưng triều đại Lê không thể lấy lại quyền lực, và sự kiện này đánh dấu sự kết thúc của một dòng họ vua kéo dài hơn 350 năm.