2024-10-14 13:14:13
[]
[]
https://media.phunutoday.vn/files/news/2024/10/14/16-hanh-vi-bi-coi-la-bao-luc-gia-dinh-se-bi-xu-phat-tham-chi-bi-phat-tu-nhung-nhieu-nguoi-khong-biet-114051.jpg
Array

16 hành vi bị coi là bạo lực gia đình sẽ bị xử phạt, thậm chí bị phạt tù nhưng nhiều người không biết

Những hành vi này bị nghiêm cấm trong Luật phòng chống bạo lực gia đình.

Bạo lực gia đình là nỗi ám ảnh của nhiều người yếu thế, nhiều trẻ em. Nhưng vẫn nhiều người cho rằng bạo lực gia đình chỉ dừng ở những hành vi đánh đập có tác động vật lý lên thân thể các thành viên khác trong gia đình mà không biết rwangf bạo lực gia đình không chỉ như thế. Nhiều hành vi khác bị pháp luật nghiêm cấm.

Khoản 1, Điều 3 Luật phòng chống bạo lực gia đình số 13/2022/QH15 quy định những hành vi sau là bạo lực gia đình:

16 hành vi bạo lực gia đình

16 hành vi bạo lực gia đình

1. Hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập, đe dọa hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khỏe, tính mạng;

b) Lăng mạ, chì chiết hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cưỡng ép chứng kiến bạo lực đối với người, con vật nhằm gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

d) Bỏ mặc, không quan tâm; không nuôi dưỡng, chăm sóc thành viên gia đình là trẻ em, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc; không giáo dục thành viên gia đình là trẻ em;

đ) Kỳ thị, phân biệt đối xử về hình thể, giới, giới tính, năng lực của thành viên gia đình;

e) Ngăn cản thành viên gia đình gặp gỡ người thân, có quan hệ xã hội hợp pháp, lành mạnh hoặc hành vi khác nhằm cô lập, gây áp lực thường xuyên về tâm lý;

g) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

h) Tiết lộ hoặc phát tán thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

i) Cưỡng ép thực hiện hành vi quan hệ tình dục trái ý muốn của vợ hoặc chồng;

k) Cưỡng ép trình diễn hành vi khiêu dâm; cưỡng ép nghe âm thanh, xem hình ảnh, đọc nội dung khiêu dâm, kích thích bạo lực;

l) Cưỡng ép tảo hôn, kết hôn, ly hôn hoặc cản trở kết hôn, ly hôn hợp pháp;

m) Cưỡng ép mang thai, phá thai, lựa chọn giới tính thai nhi;

n) Chiếm đoạt, hủy hoại tài sản chung của gia đình hoặc tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình;

o) Cưỡng ép thành viên gia đình học tập, lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát tài sản, thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng lệ thuộc về mặt vật chất, tinh thần hoặc các mặt khác;

p) Cô lập, giam cầm thành viên gia đình;

q) Cưỡng ép thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp trái pháp luật

Xử phạt hành vi bạo lực gia đình thế nào?

Căn cứ Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt cho các hành vi “Bạo lực gia đình” như sau:

Hành vi xâm hại sức khỏe thành viên gia đình có mức xử phạt thấp nhất là 5.000.000 đồng và mức xử phạt cao nhất lên đến 20.000.000 đồng.

Hành vi hành hạ, ngược đãi hành thành viên gia đình có mức xử phạt thấp nhất là 5.000.000 đồng và mức xử phạt cao nhất lên đến 20.000.000 đồng.

Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình sẽ bị phạt tiền thấp nhất là 5.000.000 đồng và cao nhất là 20.000.000 đồng.

Hành vi cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý sẽ bị phạt tiền thấp nhất là 5.000.000 đồng và phạt tiền cao nhất lên đến 30.000.000 đồng.

Nếu trường hợp nghiêm trọng có thể bị xử lý hình sự theo Điều 185 Bộ luật hình sự 2015.

– Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

+Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;

+Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

– Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm nếu có hành vi bạo lực gia đình trong các trường hợp như:

+Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;

+Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.

Bạo lực gia đình là vấn đề nhức nhối trong xã hội hiện đại. Đã có những trường hợp thương tâm xảy ra. Những người xung quanh khi chứng kiến bạo lực gia đình cần lên tiếng để bảo vệ những người yếu thế.

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn |
Copy Link

Bài viết mới nhất

3 cách kiểm tra phạt nguội nhanh nhất, tránh bị từ chối đăng kiểm: Ai không biết rất thiệt thòi

Những cách dưới đây giúp bạn kiểm tra phạt nguội online vô cùng nhanh, đừng dại bỏ qua. Cách kiểm tra phạt nguội online nhanh...

1431 ngày cho lần tiếp theo của cựu sao Man Utd

HLV Lee Carsley đưa ra sự điều chỉnh trong khung gỗ ở trận thắng Phần Lan 3-1. Theo đó, Jordan Pickford phải nhường suất...

Đầu bếp nhà hàng 5 sao mách: Luộc gà bằng nước lã vừa tanh vừa đỏ, thêm 1 thứ gà chín ngọt đậm

Luộc gà có vẻ rất đơn giản nhưng để giữ cho thịt gà luộc chín đều mà không bị khô, giữ được độ mềm...

Hoàng Đức: “Tôi bất ngờ khi Công Phượng gia nhập Bình Phước”

Chia tay Thể Công Viettel, Hoàng Đức gia nhập CLB Ninh Bình theo bản hợp đồng có thời hạn 3 năm, tùy chọn gia...

Barca lo lắng vì Yamal

Lamine Yamal là một trong những tài năng trẻ nổi bật nhất của bóng đá thế giới hiện tại. Ở tuổi 17, Yamal nâng...