2024-10-13 09:55:52
[]
[]
https://media.phunutoday.vn/files/news/2024/10/11/con-ruot-nhung-roi-vao-truong-hop-nay-thi-cung-khong-duoc-huong-thua-ke-cua-cha-me-lam-con-ai-cung-can-biet-205111.jpg
Array

Con ruột nhưng thuộc trường hợp này thì cũng không được hưởng thừa kế của cha mẹ, làm con ai cũng cần biết

Không phải cứ con ruột thì sẽ được hưởng thừa kế của cha mẹ.

Theo quy định điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 thì con ruột thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Điểu a khoản 1 Điều 651 ghi: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

Mặc dù thuộc hàng thừa kế thứ nhất nhưng không phải mọi trường hợp con ruột đều có quyền hưởng thừa kế. 

Người để lại di sản có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản. Nhưng một số trường hợp cha mẹ có thể truất quyền thừa kế của con, hoặc một số trường hợp khác…

Các trường hợp con ruột nhưng không được hưởng thừa kế từ cha mẹ

Không phải cứ con ruột là có quyền thừa kế

Không phải cứ con ruột là có quyền thừa kế

Con không còn sống hoặc chưa thành thai

Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định, người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Theo đó thì con ruột nhưng lại đã qua đời khi mở thừa kế hoặc là con ruột nhưng trong tương lai (chưa thành thai ở thời điểm thừa kế, ví như còn đang là phôi trữ đông…) thì sẽ không được hưởng thừa kế.  

Con bị kết án về hành vi vi phạm quyền của cha mẹ

Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định những người sau đây không được quyền hưởng di sản:

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;

– Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;

– Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;

– Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.

Trường hợp con bị vi phạm những điều trên nhưng cha mẹ vẫn đồng ý cho thừa kế thì họ vẫn được hưởng. Còn trong trường hợp cha mẹ không để lại di chúc mà các anh em khác kiện và có chứng cớ bằng chứng người con đó vi phạm các điều trên thì họ không được hưởng và những người con đó không có quyền đòi hỏi cha mẹ cho thừa kế.

Con không có tên trong di chúc thừa kế

Điều 624 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định, di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Tuy nhiên một số trường hợp người đã chết viết di chúc và không nhắc tới một số người thì pháp luật vẫn bảo vệ quyền thừa kế của họ. Điều đó gọi là thừa kế không phụ thuộc di chúc bao gồm:  Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con thành niên mà không có khả năng lao động. Những trường hợp này được hưởng 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật. Quy định trên không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật dân sự 2015.

Như vậy luật pháp chỉ bảo vệ đối tượng trên, còn trường hợp con đã thành niên và có khả năng lao động mà trong di chúc cha mẹ không đề cập đến việc để lại tài sản cho người con đó thì họ sẽ không được hưởng thừa kế bất kỳ tài sản nào (bao gồm cả nhà, đất) theo nội dung di chúc.

Con bị truất quyền thừa kế

Tại khoản 1 Điều 626 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định, người lập di chúc có quyền sau: Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế; Phân định phần di sản cho từng người thừa kế; Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng; Giao nghĩa vụ cho người thừa kế; Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Như vậy nếu người con đủ điều kiện hưởng thừa kế nhưng cha mẹ lại truất quyền thừa kế ngay trong di chúc thì người thừa kế sẽ không được thừa kế di sản. Do đó, con bị cha, mẹ truất quyền hưởng di sản sẽ không được quyền hưởng thừa kế nhà, đất từ cha, mẹ.

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn |
Copy Link

Bài viết mới nhất

4 lựa chọn quần ống rộng được Rosé yêu thích, mặc kiểu gì cũng sang xịn mịn

Quần ống rộng có nhiều phiên bản khác nhau đảm bảo luôn chuẩn mốt, đáng sắm cho tủ đồ, chị em hãy tham khảo...

Angelina Jolie diện toàn món đồ đơn giản mà vẫn sang, khí chất đại minh tinh khó ai sánh kịp

Để nâng tầm thời trang mùa lạnh, phụ nữ trung niên nên tham khảo 10 bộ cánh sau đây của Angelina Jolie:Angelina Jolie nổi tiếng...

Lưu ngay tips chăm sóc tóc tẩy của Rosé BLACKPINK

Để giữ mái tóc tẩy luôn mềm mượt, tránh hư tổn, Rosé đã phải tuân thủ những cách chăm sóc đặc biệt.Rosé - mỹ nhân...

Khánh Thi khiến dân tình xôn xao khi đăng đàn tố một học trò nợ cả trăm triệu không trả

Dòng trạng thái mới đây của Khánh Thi khiến dân tình xôn xao bàn tán. Người chê trách học trò của cô quả là...

Bầu Đức gật đầu, chân sút tài năng HAGL đến giải Hạng nhất

Thời gian gần đây, nhiều nguồn tin tiết lộ tiền đạo trẻ Nguyễn Quốc Việt của HAGL sắp chuyển đến thi đấu ở giải...