Về việc con cái đầu thai vào gia đình bạn hoàn toàn chẳng phải là chuyện ngẫu nhiên. Người ta sở dĩ thành con cái của bạn, nhận bạn làm cha mẹ đều có nhân duyên tác thành. Vì sao đứa trẻ lại chọn đầu thai vào gia đình bạn?
Chúng ta vẫn thường nghe đến khái niệm đầu thai. Mặc dù không biết thực hư như nào nhưng đây chính là câu nói được truyền miệng từ lâu
Về việc con cái đầu thai vào gia đình bạn hoàn toàn chẳng phải là chuyện ngẫu nhiên. Người ta sở dĩ thành con cái của bạn, nhận bạn làm cha mẹ đều có nhân duyên tác thành. Vì sao đứa trẻ lại chọn đầu thai vào gia đình bạn?
Nếu bạn và con cái không có duyên thì dù chạm mặt cũng sẽ lướt qua nhau như người không quen.
Cách nói đầu thai của Phật giáo
Phật đã nói cho chúng ta về 4 loại duyên phận giữa cha mẹ và con cái. Duyên phận khác nhau thì tình huống chung sống giữa cha mẹ và con cái cũng khác nhau.
Loại nhân duyên đầu tiên là báo ơn
Trong đời trước thì nếu bạn có ơn với con cái thì chúng sẽ đến báo đáp ân tình trước kia bạn dành cho nó. Những đứa trẻ này chẳng khiến bạn phải bận tâm hay lo lắng điều gì cả. Chúng ngoan ngoãn, thông minh và rất hiếu thảo.
Loại nhân duyên thứ hai: Báo oan
Đời trước bạn và con của bạn là oan gia, đến chết chẳng nhìn nhau. Đời này chúng sẽ đến đầu thai vào nhà bạn để báo oán. Những đứa trẻ này từ nhỏ chẳng nghe lời, lớn lên thì gây thị phi.
Loại thứ ba: Đời nợ
Đời trước bạn nợ tiền của con và bạn chưa trả hết thì đời này chúng sẽ đến để đòi tiếp. Đòi đủ rồi thì nó sẽ tự rời đi. Bạn càng nợ nhiều thì chúng càng đòi nhiều.
Có thể thấy ví dụ nợ ít thì những đứa trẻ này sẽ rời bỏ bạn khi mới vài tuổi, lý do ốm đau, tai nạn. Nợ nhiều thì sẽ tới được 18, 20…
Loại thứ 4: Trả nợ
Có người đòi nợ thì cũng có người trả nợ. Loại duyên phận này hơi giống những đứa trẻ tới báo ân. Nhưng có sự khác biệt rõ ràng, nếu đứa trẻ nợ bạn nhiều thì lớn lên chúng sẽ cung cấp cho bạn cuộc sống khá giả, an hưởng tuổi già.
Còn nếu nợ ít thì sau này lớn lên chúng chỉ cho bạn số tiền ít ỏi mà thôi.