2024-08-11 08:20:02
[]
[]
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9tZWRpYS5waHVudXRvZGF5LnZuL2ZpbGVzL2NvbnRlbnQvMjAyNC8wOC8xMC90aHVhLWtlLTIzNTYuanBlZw==.webp
Array

Cháu có được hưởng thừa kế của ông bà nếu bố mẹ mất sớm?

Trong trường hợp người qua đời không để lại di chúc hợp pháp hoặc không có di chúc, tài sản của họ sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật.

Hỏi: Ông nội tôi mất khi còn trẻ, để lại bà nội tôi và bốn người con. Khi bà nội qua đời, bà không để lại di chúc, và tài sản duy nhất bà để lại là căn nhà mà gia đình tôi hiện đang sinh sống. Chú và bác tôi đã mất trước bà nội. Hiện nay, các con của chú và bác yêu cầu được chia căn nhà này. Tôi muốn hỏi liệu căn nhà trên có được chia cho con của chú và bác hay không, hay chỉ thuộc về hai người con còn sống của bà nội?

Trong trường hợp người qua đời không để lại di chúc hợp pháp hoặc không có di chúc, tài sản của họ sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật. Theo Điều 651, Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự như sau:

Cháu có được hưởng thừa kế của ông bà nếu bố mẹ mất sớm?

Cháu có được hưởng thừa kế của ông bà nếu bố mẹ mất sớm?

Hàng thừa kế thứ nhất: Bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Hàng thừa kế thứ hai: Bao gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

Hàng thừa kế thứ ba: Bao gồm cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Theo quy định, những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau, và những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, hoặc từ chối nhận di sản.

Trong trường hợp của bạn, do chú và bác mất trước bà nội, nên con của chú và bác sẽ được hưởng thừa kế thế vị. Cụ thể, Điều 652 Bộ luật Dân sự quy định về thừa kế thế vị như sau:

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì cháu sẽ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì chắt sẽ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Như vậy, căn nhà do bà nội bạn để lại sẽ được chia cho các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm cả các con của chú và bác, tương ứng với phần di sản mà chú và bác của bạn sẽ được hưởng nếu còn sống.

Nguồn: www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn |
Copy Link

Bài viết mới nhất

Cầm ô đi xe máy bị phạt bao nhiêu?

Cầm ô trong lúc đi xe máy là hành động vi phạm pháp luật và gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.Cầm...

Ancelotti: “Real Madrid đang không có phong độ tốt”

Real Madrid đánh bại Stuttgart với tỉ số 3-1 trong ngày ra quân tại Champions League. Khoảnh khắc xuất thần của những ngôi sao...

Greenwood thăng hoa, hớp hồn 3 ông lớn châu Âu

Mason Greenwood đã hoàn tất vụ chuyển nhượng trị giá 30 triệu bảng Anh Marseille từ Manchester United vào tháng 7 sau khi trải...

5 loại cây, 3 loại quả trồng ở nhà nào nhà đấy nghèo, mất lộc: Về xem nhà bạn có không?

Năm loại cây mà các cụ xưa căn dặn không nên đem trồng trong vườn nhà là cây dâu, cây lê, cây tùng, cây...

“Đẳng cấp của Barella sánh ngang với Rodri”

Nicolo Barella chơi tốt trong trận hoà 0-0 của Inter Milan trước Man City vừa qua. Cầu thủ người Italia giúp cho tuyến giữa...