Một gia đình tốt đều có gia phong tốt, gia phong tốt không phải nói là được. Mà cần phải lấy cần kiệm là gốc rễ để trị gia, hòa thuận là gốc rễ để tề gia, trung hiếu là gốc rễ truyền lại cho gia đình.
Gia đình có phúc khí đều có thể làm được 3 việc sau:
Thứ nhất: Gia phong hảo thiện – Tai họa rời xa
Cổ nhân giảng: “Thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo. Người chăm lo việc gia đình đều nên lấy thiện làm gốc. Thiện có thể sinh phúc, ác sẽ gây tổn hại tới phúc khí. Một gia đình cần giữ được gia phong hảo thiện, thì mỗi thành viên có thể nhận được thọ ích cả đời”.
Một gia đình có phúc hay không, chỉ cần nhìn gia đình họ hành thiện hay hành ác. Chỉ có tích đức hành thiện mới có thể thay đổi số phận.
Một gia đình tích thiện, tạm thời mặc dù không thấy được phúc báo, nhưng tai họa đã rời xa. Một gia đình tích ác, tạm thời mặc dù không thấy việc họa, nhưng phúc đã rời xa. Đây cũng là quy luật nhân quả tại thế gian.
Thứ hai: Gia phong cần kiệm – liêm khiết một đời
Có câu rằng: “Một gia đình cần cù, chịu khó, đói khát sẽ không thể vượt cửa mà vào”.
Cần cù tiết kiệm là mỹ đức truyền thống cần có. Đó cũng là một trong hai nhân tố cần thiết để gia đình có phúc khí.
Trong một gia đình có sự cần cù và tiết kiệm, nghèo khó chỉ là tạm thời, mai sau sẽ có phúc lớn. Một gia đình kiêu căng, xa hoa, của cải chỉ là nhất thời. Sau này tất sẽ mai một.
Muốn biết một người có liêm khiết hay không, thì phải xem họ hành xử như thế nào khi đứng trước lợi ích, tài vật.
Thứ 3: Gia đình hòa thuận – phúc khí đủ đầy
Một gia đình có phúc khí, đều đến từ sự hòa thuận giữa các thành viên trong nhà. Cha hiền lành mới có con hiếu thuận. Cha mẹ hòa thuận con cái được lợi ích. Người già từ bi thiện lương, thì con cháu trong gia đình đều được lợi. Mọi thứ đều ẩn chứa quy luật nhân quả.
Phật giáo dạy: “Bách thiện hiếu vi tiên” trăm điều thiện chữ Hiếu đứng đầu. Cha thiện con hiếu thuận, là vì con cái hiếu thuận, mới đắc được phúc báo.
Con cái hiểu được đạo làm con cần hiếu kính cha mẹ; nên con cái mới học được cách hiếu thuận kính trọng bạn.