Có một câu nói như này: Tình yêu chảy đến những người không thiếu tình yêu, tiền bạc chảy đến người không thiếu tiền bạc.
Dường như lúc nào có một số người cực kỳ may mắn, làm gì cũng thuận lợi, trong khi người khác chẳng có được điều đó. Đây có vẻ như là một chủ đề thú vị. Tại sao có những người có thể gặp nhiều may mắn như thế?
Tuy nhiên, xét từ góc độ tâm lý học, một số người lúc nào cảm thấy mình xui xẻo, thực ra không hẳn do xui xẻo mà do họ có thói quen từ chối những điều tốt đẹp.
Xin đừng quá tốt với tôi
Cách đây một thời gian, cô A đã chuyển đến làm việc ở thành phố. Sau nhiều lần đi tìm mà vẫn chưa tìm được căn phòng trọ ưng ý. Cô cảm thấy mệt mỏi vô cùng.
Thế rồi cô gặp được người bạn cùng lớp năm xưa của mình. Khi biết tin cô A đang tìm phòng thì cô bạn học cùng lớp năm xưa cực kỳ nhiệt tình và giúp đỡ. Sau đó cuối cùng tìm được căn nhà ưng ý.
Trong mắt nhiều người nghĩ A thực sự may mắn khi có được nhiều người giúp đỡ. Nhưng chính A lại lo lắng, vì cô nghĩ cô bạn của mình bận rộn như thế mà vẫn giúp đỡ mình, hẳn là mình đã làm phiền người bạn đó.
Thế nên sau này dù khó khăn đến mấy A cũng không dám làm phiền cô bạn kia nữa. Cô cũng nghĩ đến việc đổi nhà khác và không muốn lợi dụng bạn bè nữa. Rõ ràng những điều tốt đẹp đến với A nhưng chính cô từ chối nó.
Những thói quen khiến con người tránh xa vận may
Mọi người đều mong muốn những điều tốt đẹp sẽ đến với mình nhưng hành vi của nhiều người lại rất kỳ lạ. Lúc nào cũng để ý những người xung quanh bàn tán mình.
Khi ai đó mời họ dùng bữa, họ sẽ nghĩ ngay dịp khác mình sẽ mời lại đối phương. Khi ai đó khen họ, họ sẽ phủ nhận rồi tìm bằng chứng mình còn thấp kém. Khi ai đó giúp đỡ, họ liền nghĩ mình phiền người khác.
Chúng ta thường coi đây là dấu hiệu của lịch sự, nhưng chính điều này đẩy những điều tốt đẹp đi xa khỏi mình.
Khi một người tử tế với bạn mà bạn chủ động từ chối thì người khác sẽ dần không muốn tốt với bạn nữa.
Nếu ai đó thường xuyên từ chối sự giúp đỡ của bạn, thì bạn có cảm thấy người kia cần bạn không?
Không có vấn đề gì bạn lịch sự một cách thích hợp trong tương tác với người khác. Nhưng nếu bạn cứ bắt bản thân phải độc lập thì sẽ chẳng còn ai muốn giúp đỡ bạn cả. Nếu một người không yên tâm chấp nhận những điều nhỏ thì việc chấp nhận những điều tốt lớn sẽ càng khó khăn hơn.
Chấp nhận lòng tốt là sự hai chiều
Trong các mối quan hệ, chúng ta thường cảm thấy người được giúp đỡ đã hưởng lợi nhưng chính chúng ta thường bỏ qua rằng người giúp đỡ người khác cũng được hưởng lợi từ việc đó. Sự nuôi dưỡng này gồm hai khía cạnh: Một kiểu thỏa mãn và một kiểu nuôi dưỡng sự kết nối.
Khi chấp nhận lòng tốt cũng chính là cho phép người khác đến gần với mình hơn.
Chỉ khi một bên có ý định tốt và một bên chấp nhận thì mối quan hệ mới càng thêm gắn kết.