2023-08-31 10:33:00
[]
[]
https://media.yeah1.com/files/thientruc/2023/08/31/vi-sao-nguoi-viet-xua-dat-ten-cho-con-thuong-dat-nam-van-nu-thi-6-111246.jpg
Array

Vạch trần bí ẩn nguồn gốc đặt tên “nam Văn, nữ Thị” của người Việt xưa, 90% ngày nay không biết

Người Việt Nam xưa thường có xu hướng đặt tên cho con đơn giản, gần gũi, bắt nguồn từ những điều quanh cuộc sống. Họ hy vọng con lớn lên sẽ có cuộc sống bình thường, an vui như bao người. Đặc biệt, người Việt xưa rất thích đặt tên cho con trai có chữ đệm là “Văn”, với con gái là chữ “Thị”. Nhiều người cho rằng, “Văn” và “Thị” liên quan đến giới tính, liệu đây có phải câu trả lời?

vi-sao-nguoi-viet-xua-dat-ten-cho-con-thuong-dat-nam-van-nu-thi-1
Từ xưa, nam được đệm tên “Văn” và nữ được đệm tên “Thị”

Trước hết, đối với nam, người xưa quan niệm, nhà nào sinh được con trai sẽ có phúc và “giá trị” hơn nhiều so với con gái. Như câu “nhất nam viết hữu thập nữ viết vô” có nghĩa là một người con trai còn hơn mười người con gái. Đồng thời, ở thời đại phong kiến, chỉ có con trai mới được phép đến trường đi học và thi cử. Nhà nào cũng hy vọng con trai của mình có chữ nghĩa, kiến thức, văn chương sâu rộng. Chính vì vậy khi đặt tên cho con, họ đều lấy chữ “Văn” làm tên đệm để con có đường công danh khoa cử thuận lợi.

vi-sao-nguoi-viet-xua-dat-ten-cho-con-thuong-dat-nam-van-nu-thi-4
Người xưa mong con trai học hành đỗ đạt nên chọn tên “Văn”

Theo thời gian, chữ “Văn” ngày càng được ưa chuộng đặt tên cho con trai để hiện thực hoá ước mơ của cha mẹ. Lâu dần, điều này trở thành tâm thức của người Việt đến tận thời hiện đại. Ngày nay, ở nhiều nơi khắp Việt Nam, người dân vẫn ưa chuộng công thức đặt tên (Họ) + Văn + (Tên) để tưởng nhớ đến cội nguồn của cha ông ta.

Đối với nữ, trong tên thường có chữ “Thị” nhằm để phân biệt với đàn ông. Thực tế, chữ ‘thị” bắt buồn từ phương Bắc, trải qua hơn ngàn năm đô hộ, chữ “thị” dần xuất hiện nhiều trong dân gian Việt Nam. “Thị” là một từ Việt gốc Hán có ý ám chỉ phụ nữ. Trong tuyển “Từ nguyên từ điển” có câu “Phu nhân xưng thị” (đàn bà gọi là thị). Chữ “thị” thường xuất hiện phía sau họ của một người, ví dụ như Dương thị, Lưu thị, Trần thị… mang nghĩa là “vợ của người họ Dương”, “vợ của người họ Lưu”, “vợ của người họ Trần’…

vi-sao-nguoi-viet-xua-dat-ten-cho-con-thuong-dat-nam-van-nu-thi-3
Phụ nữ xưa thường đệm tên “Thị”

Trong văn hoá đặt tên của Việt Nam, người ta thường nhầm “thị” ý chỉ là một từ liên quan đến phụ nữ nên đặt tên cho con gái. Kể từ thế kỷ 15, chữ “thị” xuất hiện nhiều trong tên của phụ nữ với công thức (Họ) + Thị + (Tên). Ít ai biết rằng chữ “thị” vốn dĩ mang ý nghĩa ban đầu là để gọi người con gái đã trưởng thành (thường là cưới chồng). 

Ngày nay, do văn hoá nhiều quốc gia du nhập và sự phát triển của Internet nên người Việt Nam có nhiều cách đặt tên cho con. Dần dần, chữ đệm “Văn” và “Thị” ít xuất hiện trong tên của những đứa trẻ hiện đại. Tuy nhiên, đó vẫn là một nét văn hoá dân gian đặc biệt của người Việt Nam ta xưa đến nay.

Trúc

Nguồn: www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn |
Copy Link

Bài viết mới nhất

Phụ nữ ở trong 5 cuộc hôn nhân này thì nên buông tay càng sớm càng tốt

Dưới đây là 5 loại hôn nhân mà phụ nữ nên cân nhắc buông tay để tìm lại hạnh phúc và tự do cho...

Nấu súp cua theo cách này rất đơn giản, siêu ngon, bổ dưỡng, chuẩn vị

Súp cua ngoài làm món ăn sáng thì còn được dùng làm món khai vị của các nhà hàng. Đây là mộtmón ăn rất...

“Haaland có pha bỏ lỡ của mùa giải”

Erling Haaland vừa thực hiện một pha bỏ lỡ khó tin trong trận đấu ở vòng 9 Premier League giữa Manchester City và Southampton...

Cách làm sữa chua dẻo, mềm mịn tại nhà

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết để làm sữa chua dẻo tại nhà - món ăn không chỉ thơm ngon mà còn mang...

Augsburg 2-1 Dortmund: Phòng ngự hớ hênh: Tuyến đầu bế tắc

Cầu thủ hay nhấtCái tên xuất sắc nhất sau trận Augsburg vs Dortmund không ai khác ngoài tiền đạo Alexis Claude Maurice, chủ nhân...