2023-04-02 12:31:33
[]
[]
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9tZWRpYS5waHVudXRvZGF5LnZuL2ZpbGVzL25ld3MvMjAyMy8wNC8wMi9jYWMtY3UtZGFuLXRydW9jLWN1YS1uaGEtZ2lhdS10aHVvbmctY28tMy1sb2FpLWNheS1uYXktY2hpZXUtdGFpLWRvbi1sb2MtbGFpLWxhLXZpLXRodW9jLXF1eS10cm9uZy1uaGEtMTIzMTE4LmpwZw.webp
Array

Các cụ dặn: Trước cửa nhà giàu thường có 3 loại cây này, chiều tài đón lộc lại là vị thuốc quý trong nhà

Dưới đây là gợi ý cây cảnh nên trồng trong nhà, nó có hình thức độc đáo, ý nghĩa tốt đẹp, điềm lành cho gia đình và là vị thuốc quý.

 Ngày này, hầu như gia đình nào cũng trồng một vài chậu cây cảnh trong nhà không chỉ giúp thanh lọc không khí mà còn mang ý nghĩa phong thủy tốt đẹp. Dưới đây là gợi ý cây cảnh nên trồng trong nhà, nó có hình thức độc đáo, ý nghĩa tốt đẹp, điềm lành cho gia đình và là vị thuốc quý.

1. Cây Kim ngân lượng

kim-ngan-luong-cay-canh-1-1664129515210447442516

Kim ngân lượng (Ardisia Crenata) là cây cảnh có quả đỏ rực, tượng trưng tài lộc. Đây là loại cây cảnh được nhiều người ưa thích và bày trong nhà trong dịp Tết Nguyên đán. Cây kim ngân lượng mang ý nghĩa tốt trong phong thủy, giúp chủ nhà ăn nên làm ra, gặp nhiều điều tốt lành. Cây cảnh này thường được bày thành chậu lớn và tồn tại trong thời gian khá dài. Cây kim ngân lượng có hình dáng phóng khoáng, thẳng tắp, cành lá dài, xanh mướt, quả đỏ treo dưới kẽ lá. Loại quả này để lâu, có thể kéo dài vài tháng mà không bị rụng.

Đây là cây cảnh “trấn nhà” được ưa thích bày ở phòng khách. Cây cảnh này cũng có sức sống bền bỉ, dễ chăm sóc, chịu được lạnh và ẩm, không bệnh tật.

Đáng nói cây cảnh này cũng là một vị thuốc chữa bệnh viêm amidan, thấp khớp, đau nhức xương, vết bầm tím và các bệnh khác.

2. Cây Thiết mộc lan

hoa-thiet-moc-lan-5

Thiết mộc lan (Dracaena fragrans) còn được gọi là cây phất dụ thơm, cây phát tài. Đây là mẫu cây cảnh có dáng cao, lá thẳng, mọc hướng lên trên. Cây cảnh này có hình dáng gọn gàng, có sức sống lâu dài.

Theo phong thủy, cây phát dụ thơm ý chỉ sự giàu sang, đem lại phúc lộc cho gia chủ. Khi chọn mua thiết mộc lan, người mua sẽ dựa vào ý nghĩa của số cành hoặc chậu. Cụ thể:

– 2 cành thể hiện sự may mắn trong chuyện tình cảm;

– 3 cành tượng trưng cho cuộc sống bình an, ấm áp,

– 5 cảnh tượng trưng cho sức khỏe dồi dào;

– 8 cành đại diện cho sự thành đạt trong sự nghiệp

– 9 cành là tiền – tài – phúc – lộc -thọ.

Theo phong thủy, cây cảnh phát dụ thơm ý chỉ sự giàu sang, đem lại phúc lộc cho gia chủ. Nhiều người thích bày cây cảnh thiết mộc lan vừa và nhỏ ở phòng khách với giá trị làm cảnh cao. Cây cảnh này có ý nghĩa về sự bền bỉ, trường thọ và giàu có. Nó có thể bổ sung sinh khí và khí huyết cho ngôi nhà. Cây cảnh này tỏa ra một hương thơm sảng khoái vào ban đêm và nó cũng có thể xua đuổi muỗi.

3. Cây lộc vừng

IMG_5183

Lộc vừng là cây thân gỗ, chắc khỏe. Lá cây lộc vừng có hình mác và hoa có hai màu là trắng với đỏ, mọc thành chùm và kéo dài thành chuỗi nhìn rất đẹp mắt. Cây hoa lộc vừng thường nở tháng 3 và kết thúc vào tháng 8, lúc này cây cho ra hoa xum xuê và thoang thoảng hương thơm.

Cây lộc vừng tượng trưng cho sự tài lộc, thịnh vượng, may mắn và sự sung túc. Bởi trong tên cây liên quan đến chữ Lộc nên sẽ mang nhiều tài lộc đến với gia chủ. Đồng thời, cây còn mang ý nghĩa gia đình hòa thuận, anh em đoàn kết bởi sự xum xuê của tán cây và sự kết chùm của hoa.

Ngoài ra theo quan niệm xưa, trong nhà có trồng cây lộc vừng cho ra hoa đỏ từng chùm ngụ ý hỷ sử. Gốc cây lộc to và vững chắc tượng trưng cho ý chí kiên định, khó lay chuyển của gia chủ. Cây lộc vừng có tuổi thọ cây càng cao mang ý nghĩa trường thọ cho các thành viên trong nhà. Đồng thơi, cây lộc vừng còn đem lại cảm giác bình yên, an toàn, xui đuổi những điều không may mắn.

Ngoài ý nghĩa phong thủy hay làm đẹp mỹ quan, cây lộc vừng cũng được xem là dược liệu quý giá nằm ở các bộ phận của cây với những công dụng đặc biệt với sức khỏe. Theo Đông Y, cây lộc vừng có tính bình, vị ngọt, hạt thơm giúp chữa bệnh hiệu quả, thường dùng trong việc điều trị cơ thể bị suy nhược, tóc bạc sớm, ngoài ra còn có chức năng khác như:

– Quả cây lộc vừng được dùng trị ho, hen suyễn, chữa chàm, đau răng

– Rễ cây lộc vừng có vị đắng, có giá trị trong việc chữa trị viêm, nấm da, bào chế thuốc trị sởi, thanh nhiệt. – Hạt cây lộc vừng có chứa tannin và một số dưỡng chất giá trị khác, được tây y dùng để bào chế thuốc trị ung thư, giảm đau, kháng nấm. Ngoài ra, nó còn trị tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt

– Lá cây lộc vừng là dược liệu trị bệnh trĩ hiệu quả

– Vỏ cây lộc vừng được dùng làm thuốc trị tiêu chảy, kiết lỵ.

Nguồn: www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn |
Copy Link

Bài viết mới nhất

Haaland xin lỗi

Ngày 13/11/2024, Erling Haaland, đội trưởng tạm thời của Na Uy trong trận đấu gặp Áo tại Nations League, đã tổ chức họp báo...

CHÍNH THỨC: Hậu vệ Juventus dính chấn thương ACL

Chấn thương được xác nhận sau khi Cabal trải qua các xét nghiệm tại JMedical. "Hôm nay, cầu thủ Juan Cabal đã được kiểm...

Nguy cơ thẻ phạt đe dọa đội hình Chelsea trước lịch thi đấu quan trọng

Chelsea đang đối mặt với nguy cơ mất hai ngôi sao quan trọng vào thời điểm mà họ cần giữ vững phong độ để...

‘Tôi đã sai’ – Carragher thừa nhận sai lầm về Chelsea

Với 25% mùa giải Ngoại hạng Anh đã trôi qua và kỳ nghỉ quốc tế đang diễn ra, đây là thời điểm thích hợp...

Hồi sinh Roma, HLV Ranieri có 3 vấn đề cần ưu tiên

HLV Claudio Ranieri, người có biệt danh "Gã thợ hàn", nổi tiếng với khả năng giải quyết các vấn đề phức tạp và mang...