2022-10-31 14:52:36
[]
[]
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9tZWRpYS5waHVudXRvZGF5LnZuL2ZpbGVzL25ld3MvMjAyMi8xMC8yMC9tdW9uLWNvbi1lcS1jYW8tY2hhLW1lLXR1eWV0LWRvaS1raG9uZy1uZW4tbGFtLTQtaGFuaC1kb25nLW5heS0yMzM2NDMuanBn.webp
Array

Muốn con EQ cao cha mẹ tuyệt đối không nên làm 4 hành động này

Những hành động thường ngày tưởng như vô hại của cha mẹ lại là nguyên nhân khiến chỉ số EQ của con bị giảm sút. Cha mẹ cần thay đổi và tuyệt đối không làm 4 hành động này để con phát triển EQ một cách tốt nhất.

1. Cha mẹ hay than vãn hoặc cãi nhau

Một gia đình có các mối quan hệ hài hòa sẽ là điều kiện tuyệt vời giúp trẻ luôn cảm thấy an toàn và lớn lên khỏe mạnh cả thể chất lẫn tinh thần. Trong gia đình mà cha mẹ thường xuyên bị căng thẳng, hay cãi vã sẽ có những tác động không tốt đến tâm lý của trẻ. Trẻ sẽ thường xuyên mang cảm xúc tiêu cực, trở nên cáu gắt, tự ti, không có chí tiến thủ và mang tâm lý bi quan. Những vẫn đề này đều sẽ khiến EQ của trẻ rất khó để cải thiện.

tre-2-1926-1619581566

2. Cha mẹ không cho con quyền được bày tỏ mong muốn cũng như cảm xúc

Ngày nay, do cuộc sống phát triển luôn luôn bộn bề, nên các bậc làm cha mẹ thường xuyên phải bận rộn với việc kiếm tiền. Và điều này cũng tạo nên những áp lực cuộc sống, khiến các phụ huynh ngày càng dành cho con cái ít thời gian hơn, đặc biệt là trong việc lắng nghe suy nghĩ của con.


Trong khi đó, cảm xúc của mỗi người, nhất là trẻ nhỏ luôn cần được giải tỏa một cách kịp thời, nếu không sẽ gây nên những tổn hại nghiêm trọng đến não bộ và sự phát triển của cơ thể trẻ. Rất nhiều cha mẹ thường hay quát lớn: “Im lặng!”, “Không được la hét” hoặc dùng những biện pháp mạnh hơn để phạt con khi con cảm thấy tức giận, gào khóc, chứ không hề tìm hiểu lý do tại sao con lại khóc hay tức giận.

Kiểu trấn áp sẽ có thể đem hiệu quả nhưng chỉ là trước mắt và sẽ gieo những hạt mầm xấu vào tâm trí con trẻ, khiến trẻ trở nên chai lì, không muốn chia sẻ, ít nói và có những hành vi tiêu cực, thậm chí là hại người hại mình.

bo-me-khong-dong-vien-con-minh-song-tu-lap-202702

3. Cha mẹ chiều con quá mức, không cho con được quyền thử và sai

Rất nhiều các bậc cha mẹ có thói quen chiều chuộng con quá mức, chình vì vậy cũng trở nên dung túng cho mọi hành vi của trẻ dù đó là lỗi sai. Ví dụ như trong trường hợp con đánh bạn tại trường, có vài phụ huynh không tìm hiểu nguyên nhân trước mà ngay lập tức đổ lỗi cho nạn nhân, với lý do “không có lửa làm sao có khói”…

Những hành động này của cha mẹ tưởng chừng xuất phát từ tình yêu thương đối với con, nhưng đó lại là điều làm hại cho chúng. Cha mẹ tâm lý khác với cha mẹ nuông chiều. Nó chỉ dễ khiến những đứa trẻ trở nên ích kỷ, thích ra lệnh cho người khác và luôn có suy nghĩ phải đạt được tất cả những thứ chúng muốn bằng bất cứ cách nào vì đã có bố mẹ “che chở”. Từ đó, dẫn tới trẻ có tâm lý hiếu thắng, không thích chia sẻ, thậm chí sẵn sàng thô lỗ với bất kỳ ai, ngay cả chính người thân và cha mẹ của mình.

Trong cuộc sống, cha mẹ hãy để con cái tự nhìn nhận lỗi sai của bản thân. Sau đó con sẽ sửa và nhớ rất lâu. Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên cho con quyền được trải nghiệm, đừng bao bọc con quá kĩ hay có thói quen làm hộ con hết tất cả mọi việc. Sự nuông chiều, bao bọc quá mức của cha mẹ không phải là thương con mà thực chất là đang hại đứa trẻ 1 cách chậm rãi và đau đớn nhất.

trebiengan1-1604636009-8057-1604636270

4. Cha mẹ nóng tính, hay la mắng con

Những câu chỉ trích: “Sao con hư thế”, “con không nghe lời mẹ gì cả”, “càng lớn càng bướng”, “con cái chả được tích sự gì”, “ngu thế hả con”... là những câu cửa miệng của cha mẹ hay mắng mỏ con cái. Nhưng liệu người lớn có biết rằng những lời chì chiết này, cùng với việc đánh con sẽ khiến trẻ bị tổn thương tinh thần đến mức nào hay không? Việc làm này của cha mẹ sẽ khiến con dễ mắc chứng “tự kỷ ám thị”, tin rằng bản thân là một đứa trẻ hư, bướng bỉnh, nhút nhát, học dốt và sẽ hành xử đúng với những cái “mác” mà cha mẹ gán cho bản thân.

Theo một nghiên cứu tại đại học Binghamton (New York, Hoa Kỳ), những đứa trẻ hay bị chỉ trích thường sẽ có khuynh hướng ít chú ý đến biểu cảm gương mặt, khiến trẻ gặp khó khăn khi đọc cảm xúc của người đối diện, một trong những khả năng quan trọng của việc phát triển EQ. Chính vì thế, muốn con phát triển trí tuệ cảm xúc, phụ huynh chỉ nên dừng lại ở việc gọi tên lỗi lầm của trẻ. Sau đó giải thích cho chúng là vì sao sai, sai ở đâu và hướng dẫn con cách khắc phục.

tac-hai-cua-viec-danh-mang-con-cai-3

Bài viết mới nhất

PSG thắng dễ trong ngày Lille mất vé trực tiếp dự Champions League

Chỉ phải làm khách trên sân đội bóng đang trong nhóm trụ hạng Metz, nhà tân vô địch Ligue 1, PSG dù không tung...

Thành tích ‘vô tiền khoáng hậu’ của Pep Guardiola

Man City chính thức lên ngôi vô địch Premier League 2023/2024. Đội chủ sân Etihad đánh bại West Ham United 3-1, qua đó chiếm...

CĐV Chelsea đồng thanh hét 1 từ mỗi khi Moises Caicedo có bóng

Chelsea đã kết thúc Ngoại hạng Anh mùa giải 2023/2024 bằng một chiến thắng với tỷ số 2-1 trước Bournemouth ngay tại thánh địa Stamford...

Etihad thất thủ, Man City nâng cúp xứng đáng

 Manchester City chính thức làm nên lịch sử bằng việc có lần thứ 4 liên tiếp vô địch Premier League. Họ hơn Arsenal 2...

Thiago Silva rơi nước mắt ngày chia tay Chelsea

Sau khi trận đấu giữa Chelsea và Bournemouth thuộc khuôn khổ vòng 38 Ngoại hạng Anh kết thúc, đội chủ sân Stamford Bridge đã...