Phải nhẫn nhục lắm mới có thể là một người hâm mộ Leicester. Hơn một thế kỷ qua, họ đã sống trong tủi hổ nhưng chưa bao giờ ân hận khi mang tình yêu với màu áo xanh.
[dropcap]C[/dropcap]ách đây 13 năm, Leicester hành quân đến Goodison Park của Everton. Đó là một ngày lạnh giá và rất đáng quên. Họ bị dẫn trước ở phút 32 nhưng đến phút 58, hai bàn của Les Ferdinand và Jamie Scowcroft giúp The Foxes vượt lên. Phút 60, Wayne Rooney vào sân và truyền cảm hứng để The Toffees kết thúc trận đấu với tỷ số 3-2.
Trước khi trận đấu diễn ra, HLV Micky Adams đã rất tự tin khi nói về ước mơ ở lại Premier League. Với kết quả này, Leicester nhìn thấy mình rớt xuống vị trí thứ 17 và cận kề bờ vực xuống hạng.
Từ trên khán đài Goodison Park, những người Merseyside đã hò hét chế giễu Leicester tội nghiệp. “Hãy biến về Championship, đó mới là chỗ của các người,” họ gào lên cùng những tràng cười thô bạo.
Không dễ để là một người hâm mộ Leicester
Các CĐV đến từ East Midllands không có gì để tức giận với điều này. Một cảm giác quen thuộc. Dường như đội bóng của họ không thuộc về nơi này. Cuối mùa giải, The Foxes xuống hạng thật, chỉ sau 10 tháng lên chơi ở hạng đấu cao nhất nước. Họ đã không trở lại Premier League một lần nữa cho đến tận mùa giải 2014/15.
Julian Barnes, nhà văn đương đại người Anh và sinh ra ở Leicester nói với Guardian: “Để trở thành một người hâm mộ lâu dài của Leicester đồng nghĩa rằng bạn phải sẵn sàng dành nhiều thập kỷ để sống với hy vọng và quên đi cảm giác thất vọng. Bạn phải học cách thờ ơ với thất bại, nhún vai trước những lời chế giễu và làm ngơ trước cái gật đầu trịch thượng của một gã tài xế taxi ở London khi nhìn thấy bạn mặc chiếc áo xanh The Foxes.
Vẫn chưa đủ, bạn phải bám víu vào một số kỷ niệm hiếm hoi của đội bóng để được tự hào. Khi thăng hạng, tất cả cũng nên chuẩn bị tâm lý cho việc xuống hạng.” Trong quá khứ, họ lên chơi ở hạng cao nhất 10 lần và cũng bị loại bỏ 10 lần tương ứng. “Hãy biến về Championship, đó mới là chỗ của các người” thậm chí cũng không đúng. Leicester đã có lần rớt xuống tận hạng ba.
Vậy bây giờ là gì?
Đêm nay, các cầu thủ Leicester bước ra King Power để đối mặt với Everton. Vẫn bộ áo xanh truyền thống và phía trên vẫn là những người ủng hộ lâu năm. Nhưng lần này là một vị thế khác, tầm vóc khác. Rất khác. Đây là tân vương của nước Anh. Tin nổi không? Xếp thứ nhất, vô địch, giành danh hiệu, chiến thắng giải đấu hay cái gì đó tương tự. Không phải xuống hạng, không Championship, không cúi đầu, không cam chịu.
“Tôi không nghĩ nó xảy ra,” một fan hâm mộ đã khóc bên ngoài quán rượu Market Tavern khi biết tin Leicester đăng quang vào tuần trước. Đằng sau anh là hàng trăm người nhảy múa và hét toáng lên: “Nhà vô địch.”
“Chúng tôi đang ở trên mặt trăng,” người khác nói. Nhảy múa, la hét, người ta đổ ra đường ở khắp mọi nơi. Còi xe inh ỏi, những thanh âm hỗn loạn. Tất cả đều phải đi đâu đó, phải sắm cho mình lá cờ ghi dòng chữ “Leicester: Nhà vô địch” mà hiện tăng lên thành 10 bảng. Suốt cả một tuần qua, thành phố này nhộn nhạo và không một giây phút nào yên tĩnh.
Cả vùng East Midllands chìm trong không khí lễ hội.
Tại King Power, thậm chí các CĐV Leicester cũng không bận tâm tới việc trả thù các vị khách Everton, những kẻ ngạo mạn giờ đây trân trối nhìn sự cuồng loạn bên phía đối phương. Phải ăn mừng đã. Họ đã chờ đợi quá lâu rồi. Không thể tưởng tượng nổi. 132 năm trải qua bao thế hệ, bây giờ những người áo xanh mới được ngẩng cao đầu nói trong sự tự hào: “Tôi là một fan của Leicester, nhà Vua của nước Anh.”
[box type=”shadow”]
Trước khi lên ngôi vô địch, thành tích cao nhất của Leicester ở giải đấu này là á quân 1928/29, thứ ba 1927/28 và thứ tư 1962/63.
Leicester kết thúc mùa giải trước với vị trí thứ 14. Cải thiện tới 13 thứ bậc sau một năm là mức chênh lệch lớn nhất của một nhà vô địch giải đấu trong 38 năm qua. Trong số 115 đội tùng vô địch Anh, chỉ có 8 đội từng xuất phát ở vị trí thấp hơn 14.
[/box]
[related_posts_by_tax format=”list” taxonomies=”post_tag” posts_per_page=”10″]