Vì thế, nếu đội của anh thất bại thì anh vẫn có thể là anh hùng. Mà nếu đội của anh giành chiến thắng cuối cùng thì chưa chắc nhiều người đã coi anh là anh hùng. Cái gì cũng nên nhìn vào hai mặt.
Trong lúc lòng người hoang mang, xã hội nhiễu loạn, chủ nghĩa cá nhân được đề cao thì lại chẳng có anh hùng nào tuyệt đối để trở thành niềm cảm hứng. Bóng đá tập thể lên ngôi từ lâu, những người hùng tuyệt đối kiểu như Paolo Rossi, Diego Maradona trở thành quá vãng.
Người ta nói rất nhiều đến cuộc đua trở thành bất tử của Cristiano Ronaldo và Lionel Messi trước giải đấu này. Nhưng đội bóng của họ như những toa chở hàng quá nặng mà họ với vai trò đầu kéo cũng trở nên bất lực.
Romelo Lukaku và Harry Kane ghi bàn tưng bừng ở vòng ngoài, nhưng đến vòng cược lớn hơn, họ không giơ nổi cánh tay lên để nói “yên tâm đã có tôi”. Kane trở thành vua phá lưới với ba quả phạt đền cộng với một bàn thắng theo kiểu “ai đá bóng vào chân tôi thế”?
Neymar được chờ phong vương ở giải này bỗng trở thành một chú hề kệch cỡm đến thảm hại. Người ta nhớ dai lắm, dù mai này anh có hay bằng trời thì nhiều năm sau trò hề của anh vẫn được nhớ đến.
Giống Kylian Mbappe chẳng hạn, cả giải chơi hay nhưng chỉ một pha câu giờ trong trận bán kết với Bỉ là đủ để hình ảnh của anh thảm hại đi nhiều.
Một trong những hình ảnh gây ấn tượng khác là những giọt nước mắt của trung vệ Jose Gimenez ngay trong khi trận tứ kết giữa Uruguay và Pháp diễn ra. Có người ca ngợi vẻ đẹp của giọt nước mắt ái quốc này. Nhưng có người dè bỉu nam nhi mà mít ướt ủy mị quá, không lo tập trung thi đấu gỡ hòa đi, đứng đấy mà khóc.
Có những tập thể anh hùng, thua cầm chắc về nước sớm nhưng vẫn chơi rất hay, để lại ấn tượng trong lòng người hâm mộ, ví dụ như Morocco, Peru hay Hàn Quốc. Panama bị Anh dẫn 5 bàn nhưng khi gỡ lại được 1 bàn thành 1-5, khán giả Panama múa vui như vào hội. Hoặc như Senegal, chơi hay, thiếu may mắn, bị loại chỉ bởi những cái thẻ phạt.
Nhiều người ca ngợi những bản hùng ca viết bằng sự kiên cường như Iceland đứng trước Argentina hay Nga đứng trước Tây Ban Nha, nhưng cũng có nhiều người khác bĩu môi dán nhãn “lối chơi phản bóng đá”.
Một tờ báo Nga nhận định về đội nhà, đại ý rằng yếu thì đằng nào chẳng ra về, nếu ra về thì ra về một cách sạch đẹp như người Nhật Bản có phải hay không. Nhưng trong bóng đá, ai chẳng có tham vọng, nhiều khi họ phải bằng mọi cách để tiến xa.
Đến đội tuyển Pháp còn bị người Bỉ bại tướng của họ dán mác “lối chơi phản bóng đá” trong trận bán kết. Cũng đúng thật là ông Didier Deschamps “lạm dụng” phòng thủ hơi nhiều, mặc dù ông nắm trong tay đội bóng có giá trị gộp lại trên thị trường chuyển nhượng cầu thủ lớn nhất thế giới.
Hai năm trước, tuyển Pháp tổn thương trước lối chơi phòng thủ của người Bồ Đào Nha ngay giữa Paris hoa lệ của họ, ông Deschamps không muốn như vậy nữa, thế thì học gì xa, học ngay cái đội khiến mình đau.
World Cup là giải đấu đầy cạm bẫy, Đức mà cũng phải chào thua rất sớm, rồi Argentina, Tây Ban Nha, Brazil. Đội biết cách vượt qua cạm bẫy tốt nhất có lẽ là Croatia, một chút tài năng cộng với sự ranh mãnh và sự kiên cường, họ trườn qua các cạm bẫy để đi vào trận chung kết.
World Cup 2018 không có một anh hùng tuyệt đối. Nhưng nếu như ta rộng lòng “chớ đem thành bại luận anh hùng”, thì chiến thắng không chỉ đến từ những bàn thắng trên sân mà còn từ tinh thần bất bại cùng nỗ lực chinh phục mọi thử thách, như thông điệp truyền tải trong suốt World Cup của Clear Men, thì World Cup này có rất nhiều anh hùng.