2018-01-10 16:30:30
{"phong-cach":"Phong c\u00e1ch s\u1ed1ng"}
{"gameshow":"gameshow"}
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly94ZXZhdGhldGhhby52bi9hcHAvdXBsb2Fkcy8yMDE4LzAxLzMtMjUtMTAwMHg2MDAuanBn.webp

Cậu bé 8 tuổi ca vọng cổ, tài năng cải lương nhí vừa được khám phá

Tập 10 chương trình ‘Giải mã kỳ tài’ lên sóng’ mang đến hai nhân vật ở hai thế hệ nhưng đều có đam mê bất tận về nghệ thuật cải lương.

Người đàn ông có biệt danh là 7 On tên đầy đủ là Trịnh Văn On, hiện làm nghề bán vé số tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Chưa học qua trường lớp nào, cũng không có điều kiện để mua đờn về tập nên anh quyết tâm tự học để thỏa mãn niềm đam mê ca cổ.

“Từ hồi còn đi chăn trâu, nghe băng đĩa mà đờn cái tiếng nghe chưa được. Rồi tập riết, tập quài, tập chắc cũng 20 năm…” – “thầy” đờn bằng miệng 7 On thiệt thà chia sẻ.

1

Sau khi dành một phần ba cuộc đời để theo đuổi đam mê, hiện tại tiếng đờn của thầy 7 On có âm sắc khá giống với nhạc cụ guitar phím lõm. Đây là một loại nhạc cụ được xem là khó học đối với người bình thường.


Nhà báo Minh Đức cũng có chia sẻ về loại nhạc cụ truyền thông này như sau: “Đàn guitar phím lõm là cây đờn đã qua cải tiến của các thầy đờn, và tiếng đờn của nó rất đặc biệt. Việc bắt chước được âm thanh của nó rất khó”. Tuy nhiên, cả MC Quyền Linh lẫn nhà báo Minh Đức sau khi nghe thầy 7 On trình diễn đều tỏ ra ngưỡng mộ không chỉ vì tài năng và đam mê xuất chúng, mà còn vì phong cách biểu diễn gần gũi, mộc mạc của con người Nam Bộ.

Hiện tại, cho dù có khá nhiều người đam mê ca cổ như thầy đờn miệng 7 On nhưng không phải ai cũng có khả năng đặc biệt này, thầy 7 On chia sẻ không có đệ tử vì không đây là khả năng rất khó để bắt chước, cho dù là con ruột hay người nhà.

2

3

Xuất hiện trong tập này còn có cậu bé Dương Công Tuyển, một giọng ca cải lương nhí từng gây dấu ấn với khán giả bằng giọng ca trong trẻo và cao vút. Ở độ tuổi của Công Tuyển, để rèn luyện và phát triển niềm đam mê cải lương của em là một việc cực khó khăn khi cải lương đang dần mai một bởi nhiều thể loại nhạc hiện đại khác. Tuy nhiên, nhờ vào truyền thống gia đình và có tâm huyết với nghệ thuật cải lương nên năng khiếu của em mới được phát hiện ngay từ lúc mới 3 tuổi. Theo lời ông ngoại của Công Tuyển chia sẻ, khi lên 4 tuổi em đã có thể đi diễn ở khắp huyện một cách dạn dĩ.

Hiện tại, ngoài những điệu cơ bản như em còn khá thuần thục điệu Tây Thi, Xuân Tình, Nam Ai, Thanh Xuân. Không dừng lại ở đó, Công Tuyển còn chơi được guitar phím lõm, đờn kìm, măng-đô-lin…Một búp măng non như Công Tuyển cần được bồi dưỡng và phát huy để sau này hi vọng em sẽ là một trong những hậu duệ tiếp bước thế hệ đi trưởng giữ gìn bộ môn nghệ thuật cải lương truyền thống.

Theo Hoàng Gia/Xe và Thể Thao

Bài viết mới nhất

3 bước dưỡng trắng da an toàn và hiệu quả nhất hiện nay

Chị em ai cũng mong mình có một làn da mịn màng và trắng sáng. Vậy làm thế nào để có được làn da...

Jens Lehmann khó hiểu với quyết định của Arteta

Arsenal đang sở hữu 2 thủ môn hàng đầu trong đội hình: Aaron Ramsdale và David Raya. HLV Mikel Arteta gây ra làn sóng...

3 bước dưỡng trắng da an toàn và hiệu quả nhất hiện nay

Chị em ai cũng mong mình có một làn da mịn màng và trắng sáng. Vậy làm thế nào để có được làn da...

Jens Lehmann nêu lý do Arsenal chưa phải là đội bóng lớn

 Theo quan điểm đến từ Jens Lehmann, HLV Mikel Arteta đã làm rất tốt công việc của mình tại Arsenal, nhưng Pháo thủ rất...

NSND Trọng Trinh: Những ký ức khó quên tại trời Âu…

Trở về từ châu Âu sau 2 tuần tham gia chuyến đi làm việc, quảng bá văn hoá Việt Nam thông...