2023-01-25 10:28:05
[]
[]
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9tZWRpYS5waHVudXRvZGF5LnZuL2ZpbGVzL25ld3MvMjAyMy8wMS8yNS92aS1zYW8tY2FjLWN1LW5vaS1jb24tZ2FpLXJ1b3UtY2h1LWtob25nLXBoYWktY29uLXRyYWktcnVvdS0xMDI3NTguanBn.webp
Array

Vì sao các cụ nói “Con gái rượu” chứ không phải “con trai rượu”?

Chắc hẳn chúng ta ai cũng từng nghe tới câu “Con gái rượu”, để chỉ những nhà có con gái. Tuy nhiên, vì sao lại không gọi là con trai rượu?

Cách gọi này thực tế liên quan tới một điển tích nổi tiếng sau:

Vào thời Tống, có một người thợ may lành nghề ở Thiệu Hưng khi biết tin vợ có thai đã rất mừng, hy vọng đứa bé là con trai để sau này nối nghiệp mình. Ông liền đặt người nấu hai chục hũ rượu nếp to, để dành cho ngày ăn đầy tháng đứa trẻ. Đến khi người vợ hạ sinh một bé gái, ông thất vọng và quyết định không tổ chức lễ đầy tháng linh đình nữa, bèn chôn phần lớn các hũ rượu kia xuống gốc cây hoa mộc trong vườn và quên bẵng.

8

Thời gian thấm thoắt trôi đi, bé gái đã trở thành một thiếu nữ. Không chỉ xinh đẹp, cô gái còn rất khéo tay và thông minh. Cô học được hết các kỹ thuật thêu thùa, may vá, quản lý sổ sách và làm cho hiệu may làm ăn phát đạt hẳn lên, phải thuê thêm người làm. Ông thợ may khi đó mới hiểu ra rằng cô con gái mình quả thật là báu vật trời cho. Ông tìm cách sắp đặt cho con gái lấy người thợ học việc giỏi nhất của mình để sau này cửa hiệu vẫn được người nhà duy trì.

4

Đám cưới diễn ra linh đình. Khách khứa ra vào tấp nập, cỗ bàn bày chật sân. Do đông khách quá nên đang ăn uống thì hết rượu. Bí quá, ông chủ hiệu may mới nhớ ra những hũ rượu chôn dưới gốc cây ngày xưa. Ông vừa đào lên vừa thấp thỏm, không biết sau mười tám năm, rượu có còn uống được hay không? Mới mở nắp hũ rượu ra thì một mùi thơm ngọt ngào tỏa khắp căn nhà.


Khách mời dùng thử đều tấm tắc khen rằng đây đúng là loại rượu ngon nhất từ trước đến giờ họ từng uống. Câu chuyện sau đó được truyền tụng, dần dần trở thành truyền thống ở Thiệu Hưng. Hễ nhà nào sinh được con gái thì sẽ hạ thổ rượu trong vườn, đến khi con gái đi lấy chồng thì mới lấy lên dùng trong tiệc cưới.

Rượu này gọi là “Nữ nhi tửu” hay “Nữ nhi hồng” (vì trang trí hũ rượu mầu đỏ mừng cưới). Từ đấy mà sinh ra thuật ngữ “con gái rượu” nhằm chỉ cô con gái được yêu quý, khi đi lấy chồng thì cha mẹ phải “tốn” rất nhiều “rượu con gái” quý giá.

Bài viết mới nhất

Camavinga là món quà vô giá mà Real có được

Để có thể đưa được Eduardo Camavinga rời khỏi câu lạc bộ Stade Rennais khi anh mới 18 tuổi, chủ tịch Florentino Perez đã...

Liệu có thêm một Erik ten Hag nữa ở Ngoại hạng Anh?

Sau khi huấn luyện viên Jurgen Klopp quyết định nói lời chia tay với sân Anfield vào cuối mùa giải năm nay, ban lãnh...

Giờ Vàng đã điểm: 3 tuổi Cá Chép hóa Rồng Tiền Tài – Công Danh hội tụ giàu không ai sánh bằng

Tử vi từ tháng 5 Dương tới Tết năm 2026 những con giáp dưới đây cuộc sống lên hương, giàu sang phú quý hơn...

Chuyển nhượng 26/04: Mức giá Olise, M.U đẩy đi hàng loạt; Arsenal chốt 2 tiền vệ

Barca đón tin vui từ Liverpool. Theo thông tin từ Mundo Deportivo, Liverpool sẵn sàng để tiền đạo Luis Diaz ra đi trong kỳ chuyển...

Lấy giấm trắng trộn với đường phèn: Công dụng giải quyết vấn đề khó nói cả nam và nữ đều rất thích

Hỗn hợp giấm trắng pha với đường phèn mang lại ba lợi ích rất tuyệt vời, ai biết rồi cũng ra sức áp dụng. Công...