2024-04-17 09:13:05
[]
[]
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9tZWRpYS5waHVudXRvZGF5LnZuL2ZpbGVzL25ld3MvMjAyNC8wNC8xNy90aGF5LTMtY3VvYy1nb2ktbmF5LW5oYW5oLWNob25nLXRhdC1tYXktbmdheS1rZW8tbWF0LXNhY2gtdGllbi10cm9uZy10YWkta2hvYW4tYWktY3VuZy1uZW4tbmhvLTA5MTI0NC5wbmc=.webp
Array

Thấy 3 cuộc gọi này nhanh chóng tắt máy ngay kẻo mất sạch tiền trong tài khoản, ai cũng nên nhớ

Nếu nhận thấy những cuộc gọi này gọi tới, bạn nên nhanh chóng tắt máy ngay kẻo bị mất hết tiền trong tài khoản.

Hiện nay việc lừa đảo qua điện thoại đang trở nên cực kỳ phổ biến. Cơ quan chức năng cảnh báo, nếu nhận thấy những dấu hiệu này nên cúp máy ngay.

Cuộc gọi tự xưng là cơ quan chức năng

Bộ Công an đã cảnh báo thủ đoạn giả danh, mạo danh cán bộ làm việc trong các cơ quan tư pháp, mà các đối tượng thường sử dụng có đặc điểm chung là: Chúng sử dụng công nghệ cao, ẩn danh dưới số điện thoại giống hệt số điện thoại công khai của cơ quan Công an, Viện Kiểm sát để gọi điện cho bị hại, thông báo họ đang bị kiện vì nợ tiền hoặc có liên quan đến một vụ án, chuyên án mà Cơ quan Công an đang điều tra, xác minh, đã có lệnh bắt của Viện Kiểm sát nhân dân…; yêu cầu bị hại kê khai tài sản, số tiền mặt hiện có và số tiền gửi trong các tài khoản ngân hàng. Sau đó, các đối tượng dùng lời lẽ đe dọa sẽ bắt tạm giam nạn nhân để điều tra và yêu cầu họ chuyển tiền hoặc đọc mã OTP để chúng thực hiện việc chuyển tiền vào các tài khoản của chúng với vỏ bọc để xác minh, điều tra.

Cuộc gọi tự xưng là cơ quan chức năng nên cảnh giác

Cuộc gọi tự xưng là cơ quan chức năng nên cảnh giác

Ngoài ra, còn có một đặc điểm khác của các đối tượng lừa đảo trên không gian mạng mà người dân có thể dễ dàng nhận biết, đó là: Các đối tượng yêu cầu bị hại không được kể câu chuyện vừa trao đổi cho bất kỳ ai, mục đích nhằm để nạn nhân không có đủ thời gian để kiểm tra thông tin, không trình báo cho cơ quan Công an được biết. Mặc dù nhiều bị hại không có khuất tất, không có sai phạm, nhưng trước những lời đe dọa, thúc giục của các đối tượng dẫn đến lo lắng và không đủ tỉnh táo để nhận biết sự việc bị lừa đảo.

Bộ Công an nêu rõ, Cơ quan Công an các cấp khi làm việc, xác minh, điều tra với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sẽ có cán bộ đến làm việc trực tiếp hoặc có văn bản thông báo, triệu tập gửi đến chính quyền địa phương, địa chỉ công ty, thân nhân gia đình và người mà cơ quan Công an muốn làm việc. Tuyệt đối không làm việc thông qua điện thoại và mạng xã hội.

Cuộc gọi từ người chuyển nhầm tiền vào thẻ của bạn

Khi một người lạ đột nhiên gọi điện cho bạn, nói rằng họ chuyển nhầm tiền vào thẻ của bạn. Khi bạn kiểm trai số tài khoản hoặc tin nhắn từ ngân hàng báo bạn có một khoản tiền thừa, lúc này bên kia yêu cầu chuyển tiền trả lại cho họ ngay lập tức. Nếu nghĩ là thật, bạn sẽ chuyển tiền cho bên kia. Một lúc sau, một người khác lại yêu cầu chuyển tiền cho họ và lúc này bạn mới biết bạn đã chuyển khoản cho kẻ lừa đảo.

Hoặc trong trường hợp khác, khoảng 1 tháng sau, bạn sẽ nhận được nhiều công ty cho vay gọi cho bạn, bởi vì số tiền đó hoàn toàn không phải do chuyển nhầm mà là bên kia đã sử dụng thông tin cá nhân của bạn để giúp bạn đăng ký khoản vay.

Khi bạn đã bị lừa và phải trả lại tiền từ công ty cho vay, vì vậy khi có người yêu cầu chuyển tiền bạn phải xác nhận rõ ràng, không được tự chuyển tiền một cách mù quáng.

Cuộc gọi từ người chuyển nhầm tiền vào thẻ của bạn

Cuộc gọi từ người chuyển nhầm tiền vào thẻ của bạn

Số từ người danh tính không rõ ràng

Khi bạn bắt máy, đầu dây bên kia sẽ nói “Đoán xem tôi là ai?”. Lúc này, nhiều người sẽ nghĩ đến bạn bè, bạn học hoặc người thân của mình. Khi bạn nói tên của người khác, người kia đột nhiên thay đổi và nói “Ha ha, bạn đoán đúng rồi”.

Sau đó, đối tượng lừa đảo bắt đầu đặt một số chủ đề thân mật để lấy lòng tin của bạn. Khi bạn tin tưởng đối phương thì bên kia sẽ bắt đầu tìm đủ mọi lý do để hỏi vay tiền. Lúc này bạn nghĩ đối phương là bạn bè quen biết nên sẽ chuyển tiền cho, đến khi nhận ra sự thật thì đã quá muộn vì bên kia đã chặn cuộc gọi của bạn.

Xử lý sao khi nhận cuộc gọi lừa đảo?

Cách thứ nhất, khách hàng gửi tin nhắn (miễn phí) tới đầu số 156, đối với tin nhắn rác, soạn tin theo cú pháp: S (số điện thoại – nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656).

Đối với cuộc gọi có dấu hiệu gọi rác, khách hàng soạn tin theo cú pháp: V (số điện thoại – nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656).

Đối với cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, khách hàng soạn tin theo cú pháp: LD (số điện thoại – nguồn phát tán) (nội dung phản ánh) gửi 156 (hoặc 5656).

Cách thứ hai, khách hàng gọi tới đầu số 156 (miễn phí) để cung cấp thông tin (về số điện thoại vừa thực hiện cuộc gọi có dấu hiệu thực hiện cuộc gọi rác, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo; trích dẫn một số nội dung có liên quan…). Nội dung phản ánh theo hướng dẫn của bộ phận chăm sóc khách hàng của các nhà mạng.

Từ đó, sẽ yêu cầu xác thực lại thông tin thuê bao, xử lý vi phạm nếu thông tin thuê bao không đúng quy định theo Điểm e, Khoản 7 Điều 1 Nghị định 49/2017/NĐ-CP (tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông một chiều, tiếp theo tạm dừng cung cấp dịch vụ viễn thông hai chiều nếu không thực hiện và tiếp theo là thanh lý hợp đồng, chấm dứt cung cấp dịch vụ viễn thông).

Cục An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Bộ Công an) khuyến cáo người dân cần cảnh giác, đề phòng các cuộc gọi từ số lạ, “dọa” khóa thuê bao.

Khi nhận được các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần lưu lại bằng chứng (tin nhắn hoặc ghi âm cuộc gọi) và phản ánh tới doanh nghiệp viễn thông quản lý thuê bao để yêu cầu xử lý. Bên cạnh đó, người dân cần cung cấp bằng chứng tới cơ quan công an gần nhất để đề nghị xử lý vi phạm theo pháp luật.

Cơ quan công an khuyến cáo người dân tuyệt đối không làm theo bất kỳ yêu cầu nào của các tin nhắn, cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo như đã nói ở trên.

Nếu bạn nhận phải bất cứ cuộc điện thoại nào có dấu hiệu lừa đảo như đã nêu trên hãy ngay lập tức tắt máy. Tuyệt đối không làm theo bất cứ yêu cầu nào của các tin nhắn, hay cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo nhé.

Nguồn: www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn |
Copy Link

Bài viết mới nhất

Từ 1/7/2024, Luật Căn cước có hiệu lực, người dân có phải bắt đổi thẻ Căn cước không?

Từ ngày 1/7/2024 tới đây, Luật Căn cước 2023 sẽ đi vào hiệu lực, thay thế cho Luật Căn cước công dân năm 2014....

Nữ cosplayer nghi bị banh trai “ra tay” tàn độc, phi tang ở vùng núi hẻo lánh gây xót xa

Thông tin một nữ cosplayer nổi tiếng ở Thượng Hải (Trung Quốc) nghi bị bạn trai ra tay rồi phi tang tại vùng núi ở Chiết Giang đã khiến nhiều người không khỏi xót xa.

5 đối tượng sẽ bị khóa Căn cước điện tử từ ngày 1/7/2024: Ai cũng nên biết sớm

Luật căn cước mới sắp có hiệu lực, những đối tượng sau sẽ bị khóa Căn cước điện tử.Căn cước điện tử là căn...

Bologna – Liverpool và vụ hoán đổi có lợi cho mọi bên

Trước EURO 2024, Calafiori đã trải qua một mùa giải khá xuất sắc, đóng vai trò then chốt trong việc đưa Bologna giành quyền...

Thu nhập 1,5 tỷ/năm: Bí quyết làm giàu của nữ nông dân nhờ trồng ‘thần dược’ thiên nhiên

Từ bỏ công việc văn phòng với mức lương ổn định, chị Võ Thu Thuỷ đã quyết định về quê khởi nghiệp với nông...