2024-06-28 12:57:20
[]
[]
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9tZWRpYS5waHVudXRvZGF5LnZuL2ZpbGVzL25ld3MvMjAyNC8wNi8yOC9uZ3VvaS14dWEtY28tY2F1LWR1bmctY28tdHVvbmctZHVuZy1uZ29pLWNvLXR1b25nLW5nb2ktZGktY28tdHVvbmctZGktbXVvbi1ub2ktbGVuLXBoYW0tY2FjaC1tb3Qtbmd1b2ktMTI1NDQyLmpwZw==.webp
Array

Người xưa có câu: “Đứng có tướng đứng, ngồi có tướng ngồi, đi có tướng đi” muốn nói lên phẩm cách một người

Cử chỉ và dáng vẻ đúng đắn, hợp với lễ sẽ thể hiện ra là người có tu dưỡng, phong thái nho nhã, có văn hóa, đúng chừng mực. Ngược lại sẽ biểu hiện ra thái độ thất lễ, thô lỗ, ngạo mạn, khinh bạc và nông nổi.

Về phương diện hành vi cử chỉ, cần luôn luôn hành xử theo lễ tiết. Người xưa nói: “Không học lễ, không lấy gì để tạo lập chỗ đứng xã hội được”. Có thể thấy, tạo dựng được hành vi và cử chỉ tốt là rất quan trọng.

Vì thế người xưa mới có có câu: “Đứng có tướng đứng, ngồi có tướng ngồi, đi có tướng đi”. Ý nghĩa sâu xa được giản giải dưới đấy:

1. Đứng có tướng đứng: Đứng ngay thẳng

Tư thế đứng đúng cần phải “Đứng ngay thẳng”, tức là đứng thẳng, ngay ngắn, vững vàng, tự nhiên. Cụ thể là, thân trên ngay thẳng, đầu thẳng, mắt nhìn thẳng, nét mặt mỉm cười nhẹ nhàng, cằm hơi thu, vai ngang cân đối, ngực thẳng hơi ưỡn, lưng thẳng, bụng thu lại. Trọng tâm của thân thể rơi vào chính giữa hai chân, về tổng thể hình thành dáng vẻ cao thẳng đẹp, tinh thần sung mãn.

Tư thế đứng đúng cần phải “Đứng ngay thẳng”, tức là đứng thẳng, ngay ngắn, vững vàng, tự nhiên... (Ảnh minh họa)

Tư thế đứng đúng cần phải “Đứng ngay thẳng”, tức là đứng thẳng, ngay ngắn, vững vàng, tự nhiên… (Ảnh minh họa)

Cần chú ý tránh xuất hiện tư thế ủ dột hay quá thoải mái, tùy tiện cẩu thả như toàn thân không đủ ngay thẳng, hai chân dạng ra quá rộng, hai chân cử động tùy tiện, vì như thế sẽ bị coi là không trang nhã và không hợp với lễ nghi.

Nếu đứng lâu quá thì có thể lần lượt thay nhau bước lui một chân trái, phải, nhưng thân trên vẫn phải thẳng đứng. Chân duỗi ra cũng không được quá xa, hai chân cũng không được dạng ra quá lớn, thay đổi chân cũng không được quá liên tục.

Đồng thời cũng cần tránh tư thế đứng mệt mỏi vô lực nghiêng người đứng dồn trọng tâm vào một chân, tức là “không đứng nghiêng lệch”.

2. Ngồi có tướng ngồi: Ngồi ngay ngắn

Tư thế ngồi đúng cũng phải “ngồi ngay ngắn”. Thường yêu cầu thân trên thẳng đứng, đầu ngay ngắn, mắt nhìn thẳng về phía trước hoặc nhìn người đang nói chuyện cùng mình, lưng hơi tựa ghế.

Trong trường hợp trang trọng hoặc có người bề trên đang ngồi thì không được ngồi đầy hết ghế, thường chỉ ngồi 2 phần 3 ghế mà thôi. Hai lòng bàn tay hướng xuống dưới, đặt lên đùi, hai chân gập tự nhiên, ống chân vuông góc với nền nhà, hai bàn chân đặt ngang bằng trên mặt nền nhà.

Về khoảng cách giữa hai đầu gối, nam giới có thể cách một đến hai nắm tay là thích hợp, nữ giới thì không được có khoảng cách mới đẹp.

Trong trường hợp không trang trọng thì sau khi ngồi yên định rồi, có thể bắt chéo chân hoặc nghiêng chân. Khi ngồi bắt chéo chân, hết sức chú ý để phần đầu gối chồng lên nhau. Thời gian ngồi ngay ngắn quá dài sẽ khiến chúng ta cảm thấy mệt mỏi, thì có thể thay đổi tư thế chân.

Trước mặt người bề trên phải chú ý: “Bề trên đứng thì bề dưới chớ ngồi, bề trên ngồi thì bề dưới được phép mới ngồi”.

Phải tuân thủ nguyên tắc “Lớn bé có trật tự” thì mới là người hiểu biết về lễ. Tư thế ngồi ngoài yêu cầu giữ cho ngay ngắn ra, còn phải để thoải mái tự tại, phong độ tự nhiên, thì mới thể hiện được vẻ đẹp nho nhã ôn nhu, cung kính, có tu dưỡng.

3. Đi có tướng đi: Đi thong thả

Khi đi lại cần phải “đi thong thả”, tức là khi đi thì không vội vàng cũng không lề mề, thong thả, phong thái. Tư thế đi đúng phải là thân thể thẳng, hai mắt nhìn thẳng phía trước, hai chân bước có tiết tấu, và gần như bước trên một đường thẳng.

Ở tình huống khác nhau có các yêu cầu khác nhau đối với đi lại. Khi gặp người bề trên cần “bước phải nhanh”, tức là bước nhanh về phía trước, biểu thị sự tôn trọng đối với họ.

Khi cáo từ người bề trên cần “lùi phải chậm”, tức là chậm rãi lùi ra, biểu thị sự lưu luyến và kính trọng đối với họ.

Đến chỗ rẽ cần chú ý “rẽ vòng rộng, chớ tạo góc”, tức là khi đi đường rẽ hướng thì phải vòng, tạo góc chuyển lớn, không được rẽ ngoặt góc hẹp để đề phòng gây ra những tổn thương không đáng có.

Khi bước vào phòng không có người thì cần nhắc nhở mình: “Vào phòng không người cũng phải như có người”, hành vi phải cẩn thận giống như bước vào phòng có người, không được đi đi lại lại, động chạm bừa bãi lung tung.

Vì “quân tử thận độc”, nghĩa là, người quân tử thận trọng ngay cả khi ở một mình, đạo lý ở trong câu nói đó rất sâu sắc.

Nguồn: www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn |
Copy Link

Bài viết mới nhất

“Hy vọng M.U sẽ mua cậu ấy và tạo nên trục dọc Đan Mạch”

Theo quan điểm đến từ Paul Parker, Manchester United thực sự nên chiêu mộ Morten Hjulmand để hình thành nên một trục dọc Đan...

Arsenal lên phương án B nếu vồ hụt sao EURO 2024

Theo chuyên gia chuyển nhượng Fabrizio Romano, Arsenal đã lên lịch cho cuộc đàm phán đầu tiên với Bologna về thương vụ Riccardo Calafiori....

6 loại rau củ sạch, ít khi bị nhiễm thuốc trừ sâu

Những loại rau củ này dễ phát triển, ít bị sâu bệnh nên thường không cần phải sử dụng đến thuốc trừ sâu trong...

NÓNG! Lời đề nghị khủng sẽ giúp Liverpool có được Anthony Gordon

Fabrizio Romano xác nhận, nếu muốn chiêu mộ Anthony Gordon trong mùa Hè này, Liverpool phải gửi đến Newcastle United một lời đề nghị...

Xác nhận! 3 tân binh sắp cập bến Chelsea

Fabrizio Romano xác nhận, Chelsea đang chuẩn bị ký kết 3 bản hợp đồng mới trong những ngày sắp tới. Ký giả người Ý...