2022-08-02 13:31:07
[]
[]
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9tZWRpYS5waHVudXRvZGF5LnZuL2ZpbGVzL25ld3MvMjAyMi8wOC8wMi9jYWNoLWRvbi1naWFuLWRlLWtpZW0tdHJhLW1pbmgtY28tYmktZ2lhLXRob25nLXRpbi1kZS12YXktbm8taGF5LWtob25nLTEzMzA1Ny5qcGc=.webp
Array

Cách đơn giản để kiểm tra mình có bị giả thông tin để vay nợ hay không?

Rất nhiều người rơi vào tình trạng bỗng dưng thành con nợ do bị kẻ xấu đánh cắp thông tin cá nhân. Vậy làm cách nào để kiểm tra mình có bị giả thông tin để vay nợ hay không.

Cách kiểm tra mình có bị giả thông tin để vay nợ hay không?

Với những người muốn chủ động theo dõi thông tin tín dụng của bản thân, có hai cách để có thể kiểm tra như sau:

Tra cứu thông qua website của CIC

CIC (Credit Information Center) là Trung tâm Thông tin Tín dụng, trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tổ chức này có chức năng thu nhận, lưu trữ, phân tích, xử lý, dự báo thông tin tín dụng của cá nhân, tổ chức nhằm phục vụ cho hoạt động của ngân hàng, tổ chức tín dụng.

Để tra cứu nợ xấu thông qua tổ chức CIC, cần thực hiện theo các bước:

Bước 1: Truy cập địa chỉ https://cic.gov.vn/

Mở trình duyệt trên máy tính và truy cập vào website của CIC tại địa chỉ https://cic.gov.vn/, sau đó bấm ô Đăng ký ở góc trên bên phải (nếu chưa có tài khoản).

Bước 2: Điền đầy đủ các thông tin cá nhân

Tiếp theo, bạn cần điền đầy đủ các thông tin cá nhân quan trọng, đơn cử như họ tên, ngày sinh, số điện thoại, số CMND/CCCD… Đối với mục Ảnh CMND/CCCD, người dùng phải chụp 3 bức ảnh gồm ảnh mặt trước, ảnh mặt sau và ảnh chân dung có kèm CMND/CCCD. Lưu ý, những mục đánh dấu sao (*) không được bỏ trống.

Bước 3: Chờ kiểm tra thông tin 

Sau khi điền đầy đủ thông tin và hoàn tất đăng ký, bạn cần phải chờ vài ngày để CIC kiểm tra thông tin và xác thực tài khoản.

Nếu được phê duyệt, người dùng chỉ cần truy cập vào trang chủ của CIC và chọn Khai thác báo cáo trên thanh menu, sau đó đăng nhập bằng tài khoản tương ứng, làm theo các bước hướng dẫn để tra cứu nợ xấu.

Cách kiểm tra mình có bị giả thông tin để vay nợ hay không? (Ảnh minh họa)

Cách kiểm tra mình có bị giả thông tin để vay nợ hay không? (Ảnh minh họa)

Tra cứu qua ứng dụng CIC Credit Connect trên điện thoại

Ngoài tra cứu trên website, Trung tâm Thông tin Tín dụng CIC còn hỗ trợ tra cứu nợ xấu qua ứng dụng CIC Credit Connect trên điện thoại. Các bước tra cứu thực hiện như sau:

Bước 1: Tải ứng dụng CIC Credit Connect

Tải ứng dụng CIC Credit Connect cho điện thoại thông qua App Store hoặc Google Play. Sau đó, đăng ký một tài khoản miễn phí.

Bước 2: Điền thông tin cá nhân

Điền các thông tin cá nhân để xác thực tài khoản, bao gồm họ tên, ảnh chụp CMND/CCCD…

Bước 3: Chờ hệ thống kiểm tra và phê duyệt

Sau khi hoàn tất các bước trên, người dùng phải chờ vài ngày để CIC kiểm tra và phê duyệt, thời gian chờ có thể kéo dài từ 1-3 ngày, không tính thứ 7, Chủ nhật và các ngày lễ.

Bước 4: Xem báo cáo

Khi đã được phê duyệt, truy cập vào mục Khai thác báo cáo, sau đó nhập lại mã OTP (được gửi về điện thoại) để xác thực lại.

Cuối cùng, người dùng bấm xem báo cáo để biết các thông tin liên quan đến điểm tín dụng và mức độ rủi ro, tổng số tiền còn đang nợ các tổ chức tín dụng/ngân hàng (nếu có), danh sách các tổ chức tín dụng còn đang nợ (nếu có)…

2

Bị giả thông tin để vay tiền: Nên làm gì? Có phải trả nợ không?

Theo Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Như vậy, việc trả nợ chỉ xảy ra khi hai bên có thỏa thuận về việc vay nợ. Trong đó, nếu một người bị lấy cắp hoặc giả thông tin cá nhân là Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân, số điện thoại… để vay tiền thì họ không có nghĩa vụ phải trả nợ.

Tuy nhiên, để không phải phải trả nợ do bị đánh cắp thông tin, họ phải chứng minh được bản thân không phải là người thực hiện việc vay tiền.

Cách giải quyết khi “dính nợ” do bị giả thông tin

Khi biết mình “dính nợ” do bị giả thông tin, người bị hại nên yêu cầu bên cho vay xuất trình các chứng từ liên quan đến việc vay mượn như thời gian vay, số tiền vay, lãi suất… Sau đó, trình báo sự việc cho cơ quan công an để tiến hành điều tra, xác minh cũng như có phương án xử lý với người lấy cắp thông tin.

Trong đó, theo Điều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015:

– Công an xã, phường, thị trấn: Có nhiệm vụ phân loại, xử lý tin báo về tội phạm;

– Công an điều tra cấp huyện: Có nhiệm vụ điều tra vụ án hình sự về những tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện;

– Công an điều tra cấp tỉnh: Có nhiệm vụ điều tra những tội phạm thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, có yếu tố nước ngoài…

Bài viết mới nhất

Bật điều hòa ban đêm tốn bao nhiêu tiền điện? Thử nghiệm tiết lộ con số thực tế

Nếu bạn đang băn khoăn về vấn đề điều hòa tiêu thụ bao nhiêu điện khi sử dụng vào ban đêm, hãy tham khảo...

Sau 3 tháng sang Úc, Ốc Thanh Vân đưa các con về Việt Nam

Trong thời gian gần đây, Ốc Thanh Vân liên tục bị đồn đoán ly hôn do đưa các con sang Úc để học tập. Đến tối ngày 25/6, nữ diễn viên thông báo đã đưa các con trở về Việt Nam.

U16 Australia nhọc nhằn hạ Malaysia, ngày mai khởi tranh giải nữ U16 quốc gia 2024

U16 Australia nhọc nhằn hạ MalaysiaỞ lượt trận thứ 2 bảng C, được đánh giá cao hơn rất nhiều, U16 Australia dễ dàng thể...

Bảo mẫu của con gái cố nghệ sĩ Mai Phương có động thái gay gắt, uất ức “réo tên” Phùng Ngọc Huy

Động thái gay gắt của bảo mẫu đối với việc chăm sóc Lavie, con gái của Mai Phương đã thu hút sự quan tâm rộng rãi từ phía công chúng.

Paris Saint-Germain insist on their plan for Xavi Simons; no intention to sell him this summer, only loan.

Xavi Simons đang là 'thỏi nam châm' trên TTCN thời điểm này. Anh có một mùa giải thi đấu bùng nổ tại RB Leipzig...