2024-07-02 14:34:25
[]
[]
https://media.xevathethao.vn/images/resizing_type:fill/watermark:0.5:ce:0:0:0.3/aHR0cHM6Ly9tZWRpYS5waHVudXRvZGF5LnZuL2ZpbGVzL25ld3MvMjAyNC8wNy8wMi82LWxvYWktcmF1LWN1LWxhLW8ta3ktc2luaC10cnVuZy1jYWktc28tMS1yYXQtbmhpZXUtbmd1b2ktYW4tMTQzNDA3LnBuZw==.webp
Array

6 loại rau củ là “ổ ký sinh trùng”, cái số 1 rất nhiều người ăn

Dưới đây là 6 loại rau củ chứa nhiều ký sinh trùng mà bạn nên đặc biệt cẩn thận khi sơ chế và chế biến để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xà lách

Xà lách là một loại rau được nhiều người yêu thích, có thể ăn sống với các món nướng hay nem cuốn. Trong thành phần của rau xà lách chứa nhiều chất xơ, vitamin cùng nhiều chất dinh dưỡng khác.

Xà lách có nhiều lá xếp đè lên nhau nên tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng cư trú

Xà lách có nhiều lá xếp đè lên nhau nên tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng cư trú

Tuy nhiên, do xà lách có nhiều lá xếp đè lên nhau nên tạo điều kiện thuận lợi cho ký sinh trùng cư trú. Vì vậy, để hạn chế vấn đề này, bạn nên tách từng bẹ lá ra rửa sạch để loại bỏ được hết vi khuẩn và ký sinh trùng cư trú trong lá.

Bên cạnh đó, nên hạn chế ăn sống xà lách. Nên nấu, chần tái thay cho cách ăn sống. Ngoài ra, bản thân xà lách, rau diếp cũng chứa một lượng axit oxalic nhất định, bạn vẫn nên chần qua nước sôi trước để dễ hấp thụ chất dinh dưỡng hơn.

Củ niễng

Củ niễng vốn sinh trưởng trong vùng đất ngập nước. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những loài sống dưới nước lâu năm rất dễ nhiễm sán lá ruột lớn (Fasciolopsis buski) – một loại ký sinh trùng thủy sinh phổ biến xâm nhập vào cơ thể con người và thường cư trú ở ruột non.

Củ niễng sinh sống trong vùng đất ngập nước nên cũng tiềm ẩn rất nhiều ký sinh trùng.

Củ niễng sinh sống trong vùng đất ngập nước nên cũng tiềm ẩn rất nhiều ký sinh trùng.

Ngoài ra, củ niễng còn nhiều axit oxalic – một chất có thể lắng đọng thành sỏi thận hoặc kết hợp với canxi, magie làm cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết, do đó nên chần qua củ niễng trước khi nấu.

Súp lơ trắng

Súp lơ trắng chứa nhiều chất dinh dưỡng, giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cơ thể, tăng cường sinh lực cho các cơ quan đồng thời hỗ trợ quá trình giảm cân.

Tuy nhiên, do cấu tạo của súp lơ, đặc biệt là súp lơ trắng khó làm sạch nên dễ trở thành nơi ẩn náu của một số loại ký sinh trùng.

Khi sơ chế súp lơ, bạn nên cắt nhỏ ra để dễ dàng vệ sinh và chần nước sôi trước khi chế biến món ăn để loại bỏ những mầm bệnh có thể đi vào cơ thể.

Củ sen

Củ sen là thực phẩm có tác dụng thanh nhiệt, tốt cho phổi và có tác dụng làm đẹp da nên được nhiều người yêu thích. Nhưng sen sinh trưởng trong nước bùn nên có thể chứa rất nhiều loại ký sinh.

Sen sinh trưởng trong nước bùn nên có thể chứa rất nhiều loại ký sinh.

Sen sinh trưởng trong nước bùn nên có thể chứa rất nhiều loại ký sinh.

Ngoài ra, bên trong củ sen còn có nhiều lỗ hổng, tạo điều kiện cho các loại ký sinh trùng sinh sôi. Vì vậy, phải làm sạch củ sen càng kỹ càng tốt trước khi sử dụng.

Cải xoong

Cải xoong hay còn gọi xà lách xoong là một loại thực vật thủy sinh hay bán thủy sinh. Bởi vì gần như có quanh năm, lại dễ trồng, nhanh lớn, ít tốn công chăm bón, nên được xếp vào một trong những loại rau xanh cực kỳ phổ biến từ rất lâu trước đây.

Tuy rất giàu chất dinh dưỡng, ăn giòn, vị ngọt, vô cùng hấp dẫn nhưng loại rau này cũng dễ gây bệnh cho con người nếu chế biến không cẩn thận. Ngoài việc mang theo bùn đất, vi khuẩn rất khó rửa sạch hoàn toàn, cải xoong còn chứa các loại giun như giun đũa, giun móc, giun tóc, giun kim…

Rau cần

Rau cần là loại rau dân dã, phổ biến và có giá rẻ, cách chế biến đa dạng. Rau cần có hai loại, một loại là cần nước được trồng ở các ao nông, một loại là cần cạn trồng ở ruộng.

5

Trong đó, loại rau cần trồng dưới nước thường sẽ chứa nhiều giun sán, vi khuẩn hơn loại rau cần trồng trên cạn. Chưa kể, nhiều người có thói quen ăn cả phần gốc rau cần sau khi bỏ rễ vì cho rằng như vậy mới thơm ngon và tiết kiệm. Tuy nhiên, đây là phần bẩn nhất, dễ nhiễm ký sinh trùng và không thể làm sạch hoàn toàn dù rửa nhiều lần.

Lá và thân cây rau cần cũng dễ ngập sâu trong nước, khó rửa sạch nên nguy hiểm khi ăn sống. Tốt nhất là không nên ăn sống rau cần, bỏ phần gốc, nhặt sạch rễ và lá sâu sau đó rửa thật kỹ. Khi nấu cũng phải đảm bảo chín kỹ và nếu có nhúng lẩu hãy đảm bảo đã ngâm nước muối trước đó, nhúng trong nước sôi hẳn để đảm bảo sức khỏe.

Bài viết mới nhất

Cây lau nhà dùng lâu sẽ hôi và bẩn: Làm cách một lúc là sạch sẽ, thơm tho như mới

Cây lau nhà dùng lâu bị hôi và bẩn là vấn đề nhiều gia đình gặp phải. Hãy sử dụng mẹo nhỏ dưới đây...

NÓNG! Ajax nhất quyết không bán Jorrel Hato cho Arsenal

Trao đổi về chuyện mua hậu vệ của Arsenal, ký giả Fabrizio Romano cho biết:"Arsenal có một danh sách mục tiêu rút gọn với...

10 cầu thủ trẻ có nhiều pha kiến ​​tạo nhất châu Âu năm 2024

10. Valentin Carboni – 3 kiến ​​tạoCầu thủ của Inter Milan, Valentin Carboni được cho mượn đến Monza và gây ấn tượng mạnh trong...

Bí quyết chọn mua dứa mật thơm ngon, chảy mật vàng ươm

Gần đây, một loại dứa cực kỳ ngọt, thịt quả chảy mật vàng ươm đang vào mùa. Dưới đây là những mẹo giúp bạn...

Xác nhận! Calafiori “bật đèn xanh”, Arsenal vượt mặt Chelsea

Trao đổi xoay quanh thương vụ Riccardo Calafiori, Fabrizio Romano khẳng định Arsenal đang dẫn đầu cuộc đua và được xem là ứng viên...