2024-05-26 06:00:02
{"the-thao":"Th\u1ec3 thao"}
[]

Tết Đoan Ngọ có truyền thống ăn thịt vịt, vậy có nên dâng thịt vịt lên ban thờ thắp hương không?

Dịp Tết Đoan Ngọ 5/5 có nhiều gia đình mua thịt vịt về ăn như một truyền thống không thể thiếu trong dịp này.

Ý nghĩa của thịt vịt dịp tết Đoan Ngọ

Ở một số địa phương, ăn thịt vịt dịp tết Đoan Ngọ gần như đã thành lệ. Tết Đoan Ngọ là dịp cúng để xua đuổi tà ma, trừ ta, trừ dịch bệnh sâu bọ, côn trùng phá hoại mùa màng. Tết Đoan Ngọ là lúc bắt đầu nắng nóng cao điểm. Đoan tức là bắt đầu, Ngọ là khung giờ 11-13h tức giờ nóng nhất trong ngày.

Cúng Tết Đoan Ngọ thường có những món có tính thanh nhiệt, trừ côn trùng như cơm rượu, hoa quả, bánh tro, bánh ít, trôi nước… 

Thịt vịt là món ăn phổ biến dịp Tết Đoan Ngọ

Thịt vịt là món ăn phổ biến dịp Tết Đoan Ngọ

Trong dịp Tết Đoan Ngọ, vịt lại trở thành một món ăn nổi bật. Dù thông thường thịt vịt hay bị kiêng ăn đầu tháng và chúng không phải là một món ăn được dùng thắp hương gia tiên thần linh như gà. Thế nhưng cứ đến 5/5 thì rất nhiều nơi ăn thịt vịt. 

Vịt là loại thịt gia cầm phổ biến, nhiều dinh dưỡng. Thịt vịt ăn vào Tết Đoan Ngọ có nhiều ý nghĩa. Đây là lúc thời tiết nắng nóng dễ sinh bệnh hen suyễn, ốm đau, mụn nhọt, nóng trong người. Ăn thit vịt giúp thanh nhiệt mang lại sức khỏe tốt. Hơn nữa trong tiếng Hán, vịt đọc là áp nghĩa là trấn áp ma quỷ, tà khí. Bởi thế ăn thịt vịt Tết Đoan Ngọ có ý nghĩa trừ tà, trừ bệnh, mong may mắn khỏe mạnh. Dịp Tết Đoan Ngọ cũng là lúc thu hoạch lúa xong thì vịt già, thịt vịt ngon. Thế nên vịt trở thành món ăn phổ biến dịp Tết Đoan Ngọ.

Có nên dâng cúng thịt vịt?

Trong văn hóa tâm linh người Vịt, món thịt dâng cúng phổ biến là gà và lợn. Thịt vịt, ngan, chó, trâu, bò không được dâng cúng vì chúng thường nặng mùi. Hơn nữa ý nghĩa dáng hình loài vịt lạch bạch không dũng khí như gà. Bởi vậy người xưa không dâng vịt lên ban thờ thần linh và gia tiên.

Dịp Tết Đoan Ngọ , thịt vịt trở thành món ăn chính nên có nhiều gia đình cũng bày vịt ở mâm cỗ cúng cùng với bánh tro, hoa quả, cơm rượu nhưng không phổ biến. Nhiều gia đình vẫn kiêng không đặt thịt vịt lên ban thờ vì sợ mùi của chúng làm phạm phong thủy. 

Những món cúng phổ biến dịp Tết Đoan Ngọ

Những món cúng phổ biến dịp Tết Đoan Ngọ

Cúng Tết Đoan Ngọ giờ nào đẹp?

Tết Đoan Ngọ diễn ra vào ngày 5/5 âm lịch hàng năm. Giờ đẹp và đúng nhất để cúng Tết Đoan Ngọ là vào khung giờ 11-13 giờ. Còn nếu không sắp xếp được thì có thể cúng vào lúc 7-9 giờ.

Thông thường cúng Tết Đoan Ngọ, thường chú ý nhất trong mâm cúng là các món đặc trưng cho dịp này: cơm rượu, hoa quả đặc trưng cho dịp này như xoài, vải, mận, bánh tro, bánh ú…

Những gia đình cẩn trọng thường có bày cỗ cúng trên ban gia tiên mời gia tiên về thụ Tết và mâm cúng ngoài trời để trừ tà ma, sâu bệnh, xin may mắn bội thu.

*Thông tin tham khảo chiêm nghiệm

Bài viết mới nhất

Hòa Campuchia, HLV Trần Minh Chiến chưa dám nghĩ đến bán kết

Được đánh giá cao hơn và tạo ra hàng loạt cơ hội. Tuy nhiên trong một ngày thi đấu kém duyên, U16 Việt Nam...

Đối tượng người cao tuổi được tăng trợ cấp xã hội lên 500.000 đồng từ 1/7 sắp tới

Hiện nay, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang đề xuất tăng mức chuẩn trợ cấp xã hội từ mức 360.000...

Sao Arsenal bị tuyển Pháp “bỏ rơi” vì lý do bất ngờ

Thầy trò Didier Deschamps đã chính thức giành vé lọt vào vòng 16 đội EURO 2024 sau trận hòa với tỷ số 1-1 trước...

Xứng danh ngựa ô, ĐT Áo sẽ tiến xa với HLV Ralf Rangnick

Đêm 25/06, UEFA EURO 2024 đã chứng kiến cơn địa chấn thật sự và kịch bản thú vị tại bảng D khi ĐT Áo...

Phát hiện mới: Thức uống quen thuộc của người Việt giúp giảm nguy cơ đột quỵ, bệnh tim

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng một loại đồ uống quen thuộc với người Việt Nam có khả năng giảm đáng kể...