2016-04-12 02:04:21
{"goc-ban-doc":"G\u00f3c B\u1ea1n \u0110\u1ecdc","tin-top":"Tin Top"}
{"cau-thu-viet-nam":"C\u1ea7u th\u1ee7 Vi\u1ec7t Nam","doi-tuyen-viet-nam":"\u0110\u1ed9i tuy\u1ec3n Vi\u1ec7t Nam","phan-huynh-tuan":"Phan Hu\u1ef3nh Tu\u1ea5n","the-luc":"th\u1ec3 l\u1ef1c","v-league":"V-League"}

Thói quen “lười chạy” và câu chuyện thể lực của cầu thủ Việt

Điểm yếu của bóng đá Việt Nam mà nhiều người có thể bật ra ngay trong suy nghĩ, là thể lực. Nhưng điểm yếu này xuất phát từ đâu và cần “chữa” như thế nào, thì ít khi được nêu ra.

Thói quen “lười chạy” và câu chuyện thể lực của cầu thủ Việt
Cựu HLV trưởng ĐTVN Toshiya Miura từng thẳng thừng chê các cầu thủ V-League “lười chạy”. Ảnh: Anh Thư.

[dropcap]M[/dropcap]ột số nguyên nhân hay được nêu ra để lý giải cho việc hạn chế về thể hình thể lực của cầu thủ nước ta như tố chất, gen di truyền của người Việt, chế độ dinh dưỡng không khoa học, … Nhưng những yếu tố này có vẻ ảnh hưởng đến thể hình nhiều hơn, và tất nhiên không phải cứ thấp bé về thể hình là sẽ yếu về thể lực. Lionel Messi là một ví dụ, trong giới cầu thủ anh sở hữu chiều cao khá hạn chế, nhưng nếu so về sức mạnh cơ bắp, tốc độ chạy thì anh không thua kém ai, việc những cầu thủ to cao thua thiệt khi tranh chấp tay đôi với Messi là điều không phải hiếm. Vì vậy, các cầu thủ Việt vốn sinh ra đã không có lợi thế về thể hình, thì việc cải thiện thể lực lại càng cần phải được coi trọng. Rất tiếc, một thói quen trong giới cầu thủ đã làm cho vấn đề thể lực cải thiện mãi vẫn không xong. Đó là thói quen “lười chạy”.

Có hai người Nhật khi tiếp xúc với bóng đá Việt đã nhanh chóng nhận ra điều đó. Người đầu tiên là ông Miura, khi ông thẳng thừng chê V-League là kinh khủng vì các cầu thủ không chịu chạy. Người thứ hai là ông Daisuke Machinaka, HLV hiện đang làm việc tại trung tâm đào tạo trẻ PVF. Ông Machinaka nói rằng, khi mất bóng các cầu thủ trẻ không chịu chạy theo để giành lại bóng, mà chỉ đi từ từ.

Rõ ràng, việc lười chạy, thậm chí là ghét chạy đã ảnh hưởng đến bóng đá Việt từ lớp trẻ đến người già. Một người cản phá pha bóng của đối phương, những người còn lại bên ngoài không chạy vào hỗ trợ, bọc lót. Một cầu thủ dốc bóng, các cầu thủ còn lại không biết chạy chỗ để lôi kéo đối phương, cũng như tạo cho mình một vị trí dễ dàng cho đồng đội chuyền. Một hậu vệ có nhiệm vụ cản bóng, thì khi cản được anh ta chỉ việc phá lên là phủi tay, xong nhiệm vụ. Tuyến trên mất bóng thì chỉ đuổi theo lấy lệ, vì cho rằng tuyến dưới phải có nhiệm vụ cản bóng chứ không phải mình. Đó chính là một số thực trạng khá nổi bật ở nhiều cầu thủ hiện nay. Việc này có phần nguyên nhân là từ suy nghĩ “đó không phải chuyện của mình” của vài cầu thủ, nhưng cũng có phần lớn là do việc tư duy, phán đoán các tình huống tiếp theo xảy ra trên sân của nhiều cầu thủ còn yếu, chính vì thế dù họ có muốn chạy cũng không biết chạy đi đâu, chạy như thế nào.

Thói quen “lười chạy” và câu chuyện thể lực của cầu thủ Việt
Trình độ cầu thủ không cao cộng với thói quen “đó không phải chuyện của mình” càng làm bóng đá Việt bị ghép vào khoản “lười chạy”. Ảnh: Internet.

Ông Machinaka cho rằng, nếu thay đổi được tư duy của nhiều cầu thủ, sẽ tạo nên thói quen tranh chấp thường xuyên hơn trong trận đấu, từ đó thể lực cũng sẽ được nâng lên. Có nhiều người sẽ nói bóng đá Việt, V-League cũng tranh chấp rất quyết liệt cơ mà? Thật ra cái tranh chấp ở V-League chỉ quyết liệt khi có những tình huống đối phương có thể gây nguy hiểm nên cầu thủ phòng ngự buộc phải “phóng chân” thật mạnh hòng ngăn cản đối thủ, nguy cơ chấn thương ở những tình huống như thế cũng dễ xảy ra, nếu các cầu thủ chịu chạy hơn, chịu tranh chấp ngay khi vừa mất bóng, hoặc biết vào bọc lót đúng chỗ, đúng thời điểm thì không những nâng cao dần dần thể lực mà còn góp phần xóa đi cái danh “Võ League”.

Nhìn chung, các lứa cầu thủ trẻ hiện nay đã bắt đầu có một thể hình khá lý tưởng, không còn thấp bé như xưa, nhưng vấn đề thể lực còn phải qua một quá trình dài cải tạo, trong đó việc xóa bỏ thói quen “lười chạy” vốn ăn sâu vào nếp nghĩ của các cầu thủ là một trong các điều kiện để thành công.

(Bạn đọc: Phan Huỳnh Tuấn)
[box type=”shadow” align=”aligncenter” ]

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của bạn đọc.

Mời bạn đọc tiếp tục chia sẻ những bình luận, cảm xúc về các nhân vật, sự kiện, các giải bóng đá bằng cách email về banbientap@bongda.com.vn. Các quy định về cộng tác, vui lòng đọc tại đây.

Trân trọng,

Ban biên tập Báo Thể thao Việt Nam

[/box]

[related_posts_by_tax format=”list” taxonomies=”post_tag” posts_per_page=”10″]

Bài viết mới nhất

5 cầu thủ đưa Leiceser trở lại Premier League

Leicester City đã giành quyền thăng hạng trở lại Premier League ngay mùa đầu sau khi bị rớt hạng, với việc Leeds bị đánh...

Hương Tràm chính thức lên tiếng về thông tin sinh con ở Mỹ

Hương Tràm cho biết, những thông tin sai sự thật đang bị lan truyền, gây ảnh hưởng không ít đến công việc và đời...

Kane được Bayern thưởng lớn

Kỳ chuyển nhượng hè năm ngoái, Kane đã chính thức chuyển sang khoác áo Bayern sau 14 năm cống hiến cho Tottenham Hotspur với...

NÓNG! Arsenal nhận đèn xanh cho thương vụ 100 triệu bảng

Dù chỉ mới gia hạn hợp hợp đồng với Newcastle United vào mùa hè năm ngoái, khi đôi bên đồng ý thỏa thuận đến...

“U23 Việt Nam thua trận, Indonesia giờ trở thành đội mạnh nhất Đông Nam Á”

Gục ngã trước U23 Iraq, hành trình của U23 Việt Nam tại giải châu Á đã phải dừng lại ở vòng tứ kết. Pha...