2024-09-06 12:40:02
[]
[]
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9tZWRpYS5waHVudXRvZGF5LnZuL2ZpbGVzL25ld3MvMjAyNC8wOS8wNi92aS12dWEtZGF1LXRpZW4tdHJvbmctc3UtdmlldC1uaHVvbmctbmdvaS1jaG8tY29uLWdhaS1uaGF0LXF1eWV0LWRpLXR1LW9uZy1sYS1haS0xMTQ4MzIuanBn.webp
Array

Vị vua đầu tiên trong sử Việt nhường ngôi cho con gái, nhất quyết đi tu, ông là ai?

Vua Lý Huệ Tông không có con trai, dưới sức ép của Trần Thủ Độ, vua phải nhường ngôi lại cho con gái là công chúa Chiêu Thánh mới lên 8 tuổi, tức là Lý Chiêu Hoàng.

Vua Lý Huệ Tông (1194-1226), vị hoàng đế thứ tám của nhà Lý, cai trị từ năm 1210 đến năm 1224. Ông tên thật là Lý Sảm hay Lý Hạo Sảm, sinh tại kinh đô Thăng Long, Đại Việt.

Lý Chiêu Hoàng, Chiêu Hoàng Đế hay Chiêu Thánh Hoàng hậu là Nữ Hoàng của Đại Việt, cũng là Hoàng Đế cuối cùng của triều đại nhà Lý.

Lý Chiêu Hoàng, Chiêu Hoàng Đế hay Chiêu Thánh Hoàng hậu là Nữ Hoàng của Đại Việt, cũng là Hoàng Đế cuối cùng của triều đại nhà Lý.

Lý Huệ Tông là vị vua gặp nhiều đau khổ, bất hạnh. Đại Việt sử ký toàn thư viết: “Vua gặp buổi loạn lạc, giặc cướp tứ tung, mình bị bệnh nặng, không biết sớm cầu con nối dõi, họ Lý phải mất”.

Sinh ra vào thời loạn lạc, ngay từ khi còn là Hoàng thái tử, Lý Huệ Tông phải bao phen chạy loạn khốn đốn bởi cảnh chém giết trong triều giữa quan lại và phe phái cát cứ bên ngoài. Không những thế, ông còn phải chứng kiến cuộc xung đột trong nội bộ hoàng tộc giữa một bên là mẹ (Đàm Thái hậu) và vợ (Trần Thị Dung).

Khi còn sống, vua hay mắc bệnh nặng, đau yếu luôn, không đi đâu được. Ban đầu vua trúng phong vào cuối năm 1216, thầy thuốc giỏi trong cả nước được gọi đến nhưng không thể chữa khỏi cho ông.

Triều chính giao phó cho Trần Tự Khánh. Tự Khánh ra tay đánh dẹp các lực lượng cát cứ của Đỗ Bị, Lý Bát, Hà Cao. Năm 1223, Trần Tự Khánh chết, quyền lực lại chuyển sang người em họ Tự Khánh là Trần Thủ Độ.

Vua Lý Huệ Tông không có con trai, dưới sức ép của Trần Thủ Độ, vua phải nhường ngôi lại cho con gái là công chúa Chiêu Thánh mới lên 8 tuổi, tức là Lý Chiêu Hoàng.

Lý Huệ Tông sau đó lên làm Thái Thượng hoàng và đi tu ở chùa Bát Tháp, lấy pháp danh là Huệ Quang Đại sư, trở thành quân vương đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam xuất gia đi tu. Ông mất năm 1226, thọ 33 tuổi.

Lý Huệ Tông sau đó lên làm Thái Thượng hoàng và đi tu ở chùa Bát Tháp, lấy pháp danh là Huệ Quang Đại sư, trở thành quân vương đầu tiên trong lịch sử phong kiến Việt Nam xuất gia đi tu. Ông mất năm 1226, thọ 33 tuổi.

Năm 1225, Lý Chiêu Hoàng được Trần Thủ Độ sắp xếp nhường ngôi cho Trần Cảnh (Trần Thái Tông), triều đại nhà Lý cai trị Đại Việt hơn 200 năm chính thức kết thúc.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư, đời sau có người làm phép chiết tự cho rằng, tên ông là Sảm, theo Hán tự có nghĩa là mặt trời gác núi. Theo nghĩa đó mà suy thì đến đời Lý Hạo Sảm, mặt trời nhà Lý sẽ tắt.

Nguồn: www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn |
Copy Link

Bài viết mới nhất

50 năm thống nhất đất nước – 500 vận động viên cùng bứt phá trên đường chạy

Trong hai ngày 16 và 17 tháng 4, Giải Điền kinh Cúp Tốc độ Thống Nhất 2025 đã diễn ra sôi...

WoMAU được vinh danh, khẳng định tầm ảnh hưởng quốc tế

Sự ghi nhận xứng đáng cho hành trình 24 năm quảng bá võ cổ truyền trên toàn cầu, với những đóng...

Thành phố sôi động với chuỗi sự kiện văn hóa – võ thuật chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương

Hưởng ứng các hoạt động văn hóa – thể thao chào mừng Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, TP.HCM tổ chức nhiều...

Karate TP.HCM: Thế hệ trẻ tiếp nối thành công, khẳng định tương lai Karate Việt Nam

Trong chiến thắng vang dội tại Giải Vô địch quốc gia Karate khu vực miền Nam lần IV – năm 2025,...

Lãnh đạo Đà Nẵng làm việc với Liên đoàn Lân Sư Rồng Việt Nam: Hướng tới phát triển văn hóa gắn với du lịch

Ngày 3 tháng 4 năm 2025 tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng , Tiến sĩ Phạm...