Khác với bàn thờ gia tiên hay bàn thờ ông Táo thường được đặt ở nơi cao, kín đáo và yên tĩnh.
Thần Tài là vị thần mang lại tiền bạc, của cải cho mỗi gia đình, đặc biệt là những gia đình buôn bán hay kinh doanh. Hầu hết các gia đình này đều lập bàn thờ Thần Tài để cầu xin cho “mua may bán đắt.” Theo quan niệm dân gian, ngày vía Thần Tài vào mùng 10 tháng Giêng được xem là ngày may mắn nhất trong năm, mở đầu cho một năm mới đầy hứa hẹn.
Khác với bàn thờ gia tiên hay bàn thờ ông Táo thường được đặt ở nơi cao, kín đáo và yên tĩnh, bàn thờ Thần Tài phải đặt tiếp âm, tức là sát đất, để phù hợp với ý nghĩa và chức năng của nó.
Nguyên tắc chung khi đặt bàn thờ Thần Tài là không được đặt trên cao, nhưng phải ở vị trí có thể quan sát hết sự ra vào của khách khứa. Bàn thờ Thần Tài nên được đặt tiếp âm, dưới tầng một nếu ở nhà hoặc cửa hàng, gần cửa chính hoặc ở ban công.
Theo PGS.TS Nguyễn Thanh Tú, một nhà nghiên cứu văn hóa, việc đặt bàn thờ Thần Tài dưới đất trước hết nhằm phân biệt không gian cúng tổ tiên với không gian thờ Thần Tài. Trong thuyết Thiên – Địa – Nhân, Thần Tài là biểu tượng của sự nở ra từ đất, nên bàn thờ cần đặt sát đất để phù hợp với triết lý này.
Mặc dù bàn thờ Thần Tài, ông Địa được đặt dưới đất, nhưng cần lưu ý giữ gìn sạch sẽ, sáng sủa cho không gian thờ cúng. Các vị thần này rất ưa chuộng sự sạch sẽ, vì vậy, nên thường xuyên lau dọn, tắm rửa cho bàn thờ bằng nước sạch.
Bàn thờ Thần Tài và ông Địa cần những vật dụng gì?
Để mang lại may mắn cho gia chủ, bàn thờ Thần Tài – ông Địa cần được trang bị những vật dụng sau:
Tượng Thần Tài – ông Địa: Thường được thờ chung với nhau.
3 chóe thờ: Đựng nước, muối, gạo.
Bát hương: 1 bát đặt ở giữa bàn thờ.
Ống hương: Để cắm hương.
Lọ hoa: Để cắm hoa cúng.
Kỷ chén thờ: Có thể sử dụng 3 chén thờ hoặc 5 chén thờ.
Mâm bồng: Để bày trái cây hoặc lễ vật.
Minh đường tụ thủy: Một bát nước rắc cánh hoa.
Nậm rượu: 1 nậm rượu cúng.
Đèn thờ: 1 chiếc đèn thờ.
Lưu ý rằng 10 vật dụng này phải được bày biện hợp lý để thu hút tài vận và sắc khí cho căn nhà. Nếu bàn thờ quá nhỏ, ưu tiên đặt tượng Thần Tài- ông Địa, nhang, kỷ chén thờ, chóe thờ và ống hương trên bàn thờ; các vật dụng còn lại có thể đặt bên ngoài bàn thờ.
Bố trí bàn thờ Thần Tài – ông Địa đúng cách
Để gia chủ hưng thịnh, nhận được nhiều tài lộc, việc bố trí bàn thờ Thần Tài – ông Địa cần chú ý:
Tượng Thần Tài – ông Địa: Khi nhìn vào bàn thờ, Thần Tài phải ở bên trái, ông Địa ở bên phải, phía sau hai vị là bài vị.
Bàn thờ Thần Tài – ông Địa: Phải dựa vào tường, ở nơi sạch sẽ, thoáng mát.
Bát hương: Đặt ở chính giữa bàn thờ, bên trong chứa tro trấu hoặc cát trắng tinh khiết và một túi đồ gồm các vật phẩm phong thủy.
Hũ muối, hũ gạo, trái cây: Đặt giữa hai vị, đĩa trái cây đặt bên phía ông Địa, lọ hoa đặt về phía Thần Tài.
5 chén nước: Đặt theo hình chữ Nhất trên bàn thờ.
Cóc ngậm tiền: Đặt sao cho ban ngày quay cóc ra ngoài, ban đêm quay cóc vào trong để giữ tài lộc.
Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài – ông Địa
Vị trí đặt bàn thờ Thần Tài – ông Địa rất quan trọng, vì nó ảnh hưởng đến tài vận và công việc của gia chủ. Thông thường, vị trí bàn thờ sẽ dựa vào hai hướng tốt: hướng tốt của chủ nhà (phụ thuộc vào tuổi) và hướng đón tài lộc từ ngoài vào.
Nên chọn cung Thiên Lộc hoặc Quý Nhân khi đặt bàn thờ:
Cung Thiên Lộc: Hướng Đông Nam, giúp đón nhiều vận khí tốt, mang lại tài lộc và may mắn.Cung Quý Nhân: Hướng Tây Bắc, giúp gia chủ luôn được quý nhân phù trợ, kinh doanh suôn sẻ, gặp dữ cũng hóa lành.