2024-10-23 06:30:02
[]
[]
https://media.phunutoday.vn/files/news/2024/10/22/san-bay-nay-da-cam-hanh-khach-om-tam-biet-nguoi-than-qua-3-phut-tai-sao-204418.jpg
Array

Sân bay này đã cấm hành khách ôm tạm biệt người thân quá 3 phút, tại sao?

Tấm biển nhắc nhở hành khách không ôm tạm biệt quá 3 phút của sân bay này đã gây tranh cãi trong dư luận

Chia tay tạm biệt bằng những cái ôm có ý nghĩa về mặt tình cảm. Nhưng có những chuyến đi rất nhiều bịn rịn và những sự quyến luyến khó dứt của khách hàng này có thể làm tắc nghẽn giao thông, ảnh hưởng tới khách hàng khác.

Mới đây sân bay Dunedin ở New Zealand đã đặt beienr báo yêu cầu hành khách không được ôm tạm biệt người thân quá 3 phút tại khu vực trả khách. Nội dung trên tấm biển là: “Thời gian ôm tối đa 3 phút, nếu muốn tạm biệt tình cảm hơn, vui lòng sử dụng bãi đỗ xe”. Tấm biển này đã xuất hiện ở sân bay Dunedin hôm 19/10. Quy định này áp dụng cho khu vực trả khách và xe sẽ được đỗ miễn phí trong 15 phút đầu tiên, nếu đỗ trong nửa giờ sẽ mất chi phí là 1,8 USD.

Giám đốc điều hành của sân bay, ông Daniel De Bonoc cho biết, tấm biển với nội dung trên nhằm mục đích lịch sự yêu cầu hành khách di chuyển và nhường chỗ cho người khác, thay vì thể hiện tình cảm nơi công cộng.

Tấm biển gây tranh cãi ở sân bay Dunedin, New Zealand đ

Tấm biển gây tranh cãi ở sân bay Dunedin, New Zealand đ

Cái ôm chỉ cần 20 giây cũng có thể tạo ra được hormone yêu thương oxytoxin hữu ích cho con người. Nên sân bay mong muốn mọi người di chuyển nhanh để người khác cũng được ôm,nhiều người được ôm hơn.

Trước vấn đề đặt ra là đặt tấm biển như vậy thì nếu khách hàng vi phạm sẽ bị xử lý ra sao, người đại diện sân bay Dunedin cũng nói rằng, những hành khách vi phạm quy định sẽ không phải chịu hậu quả nghiêm trọng, nhiều nhất chỉ là bị nhân viên sân bay yêu cầu di chuyển.

Khi tấm biển trên được lan truyền trên mạng xã hội, nhiều khách hàng cho đó là vô lý vì  “không thể đặt ra thời hạn cho những cái ôm”.

Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng lời nhắc nhở đó hợp lý bởi đó là nơi công cộng. Không chỉ sân bay Dunedin mà nhiều sân bay ở Pháp, Bồ Đào Nha hay Đan Mạch cũng từng đưa ra những quy định về việc ôm tạm biệt, để giảm tải ách tắc giao thông sân bay. Ví như sân bay Nice ở Pháp đã thiết lập khu “Kiss and Fly” (hôn và bay) để dành riêng cho khách đến tiễn người thân và không cần xuống xe.

Giám đốc tiếp thị và Phát triển dịch vụ hàng không Kim Crafton của sân bay Columbia ở Nam Carolina, Mỹ thông tin rằng bãi đỗ xe là nguồn thu chính cho sân bay thế giới. Có những khi doanh thu từ bãi đỗ xe còn lớn hơn doanh thu của hãng hàng không. Con số chênh lệch có khi lên tới 20%. Ví dụ 4 sân bay lớn nhất nước Anh là Heathrow, Gatwick, Manchester và Stansted đã thu được gần 2,6 triệu đô la mỗi ngày, từ tiền phí đỗ xe của hành khách vào năm ngoái.

Từ mùa hè năm 2023, nhiều sân bay ở Anh đã tăng phí của khu “Kiss and Fly” ví dụ như sân bay Southampton tăng phí từ 4 USD lên 7 USD cho 20 phút dừng; sân bay Belfast tăng từ 1 USD lên gần 4 USD cho 10 phút dừng. Trong khi các sân bay lớn như Heathrow và Gatwick thu hơn 6 USD cho việc đón trả khách gần nhà ga.

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn |
Copy Link

Bài viết mới nhất

Trường Giang hé lộ nguyên nhân giảm 11kg, hóa ra là vì quý tử?

ó thể chính những hoạt động chơi đùa cùng con như vậy đã góp phần giúp anh giảm hẳn 11kg.Mới dây, Trường Giang đã chia...

Arteta lý giải vì sao Kai Havertz không sút quả 11m

Leandro Trossard đã bỏ lỡ một quả phạt đền ở phút 77 trong chiến thắng 1-0 của Arsenal trước Shakhtar Donetsk tại Champions League....

Những cái tên bị cấm đặt ở Việt Nam, cố tình đặt sẽ không được khai sinh, cha mẹ cần biết sớm

Việc đặt tên cho trẻ được quy định theo luật nên khi chuẩn bị khai sinh cho con thì cha mẹ cần chú ýĐặt...

Vận đen đeo bám Văn Toàn

Vào giữa tuần này, CLB Nam Định sẽ có chuyến hành quân sang đất Singapore để làm khách của Tampines Rovers trong khuôn khổ...

Man Utd cử người theo dõi ‘bom tấn 58 triệu bảng’ của Napoli

Quỷ đỏ củng cố hàng phòng ngự trung tâm của mình bằng việc chiêu mộ Leny Yoro và Matthijs de Ligt trong kỳ chuyển...