2024-07-30 17:05:16
[]
[]
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9tZWRpYS5waHVudXRvZGF5LnZuL2ZpbGVzL25ld3MvMjAyNC8wNy8zMC9sb2ktbm9pLWxhbS1uZW4tY3VvYy1kb2kta2hvbmctYmlldC1kdW5nLW5vaS1iaWV0LXJvaS1kdW5nLW5vaS1uaGlldS1jYW4tbm9pLXRoaS10dS10dS1ub2ktMTcwNDU3LmpwZw.webp
Array

Lời nói làm nên cuộc đời: Không biết đừng nói, biết rồi đừng nói nhiều, cần nói thì từ từ nói

Theo lời dạy của cổ nhân cách nói năng vô cùng quan trọng để tạo nên phẩm cách một con người. Có những lời nói làm hủy hoại mọi thứ, nếu kịp thời ngăn lại có thể thay đổi cả cuộc đời.

Lời nói biểu đạt ý nghĩ tư duy, tâm ý của một người. Đôi khi chỉ vì lời nói mà có thể điều khiển được người khác. Do đó lời nói vô cùng quan trọng. Trogn giao tiếp con người với con người, lời nói có thể giúp người ta thấu hiểu nhau, có thể biểu đạt yêu thương hay giận dữ… Vì thế cổ nhân dạy hãy cẩn trọng với lời nói:

Không biết, chưa hiểu thì đừng nói bừa

Người khôn ngoan là người không để miệng nhanh hơn não. Nếu không hiểu, chưa rõ vấn đề, chưa biết tốt nhất không nên nói. Họa từ miệng ra chính là vì cái tội nói khi chưa biết, chưa hiểu mà cứ nói bừa. Do đó phải chú từng lời nói của mình. Khi chưa biết thì tìm hiểu rồi hãy nói. Khi chưa hiểu hãy hỏi lại cho hiểu rồi hãy diễn đạt ý mình. Nói lời lung tung không chỉ thể hiện sự ngu muội của bản thân mà còn có thể gây họa cho người và cho mình. Khi đối diện với sự việc mà có thể tĩnh lặng mà suy xét vấn đề sẽ khiến cho người khác thêm phần kính trọng và ấn tượng trong lòng.

Lời nói thay đổi cuộc đời một con người nên đừng vội nói

Lời nói thay đổi cuộc đời một con người nên đừng vội nói

Biết cũng đừng nói nhiều

Những chuyện trong đời khong nên nói thì đừng nói hoặc nói ra không mang lại lợi ích cho ai thì đừng nói. Làm người thì có những chuyện không nhất định nên nói ra tất cả, để lại một chút trong lòng vẫn là điều tốt nhất. Đôi khi biết nói chuyện chỉ là thể hiện năng lực, nhưng im lặng lại là thể hiện cảnh giới. Người trí huệ càng cao thì lại càng thâm trầm ít nói, chỉ nói khi cần thiết và không nói thừa. Người hay nói lắm cũng nhàm nên chớ nghĩ mình thông minh mà nói nhiều.

Nói nhiều cẩn thận gây họa

Nói nhiều cẩn thận gây họa

Khi cần thì từ từ nói

Từ từ nói là cảnh giới của người có trí tuệ. Nói vội vàng có thể gây hiểu lầm không rõ ý. Nói khi tâm phiền trí loạn mà nói chuyện thì lời lẽ cũng chẳng thể minh bạch rõ ràng.

Vậy nên, khi phát sinh những điều không thuận lòng hợp ý thì con người chúng ta thường nói những lời nói sai lầm, không đúng với bản chất con người thực sự của mình khi tâm bình ý lặng. Do đó khi nòa cần nói hãy bình tĩnh nói và chậm rãi, đó là biểu thị của người trí tuệ. Đừng nói khi nóng giận, đừng nói khi tâm chưa tĩnh, khi suy nghĩ chưa thấu đáo. Kẻ tiểu nhân, người nông cạn vội buông lời còn người đại trí thì từ từ nói, vừa nói vừa nghĩ. 

Trong đời sống, lời nói quyết định lớn tới cuộc đời bạn và cả người khác. Một lời nói hay thay đổi đại cục, một lời nói thiện thay đổi một con người, một lời nông nổi có thể giết cả gia đình… Bởi thế phải cẩn trọng khi nói năng.

Nguồn: www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn |
Copy Link

Bài viết mới nhất

Bình Định khẳng định vị thế “đất võ” trên đấu trường toàn quốc

Ngày 28/4/2025, Giải Vô địch các Câu lạc bộ Võ cổ truyền quốc gia lần thứ XIV đã khép lại tại...

Võ cổ truyền và Taekwondo thăng hoa trong bản hòa ca văn hóa Việt – Triều

Tối ngày 22 tháng 4 năm 2025, Nhà Thi đấu Thể dục thể thao tỉnh Thái Nguyên đã trở thành tâm...

50 năm thống nhất đất nước – 500 vận động viên cùng bứt phá trên đường chạy

Trong hai ngày 16 và 17 tháng 4, Giải Điền kinh Cúp Tốc độ Thống Nhất 2025 đã diễn ra sôi...

WoMAU được vinh danh, khẳng định tầm ảnh hưởng quốc tế

Sự ghi nhận xứng đáng cho hành trình 24 năm quảng bá võ cổ truyền trên toàn cầu, với những đóng...

Thành phố sôi động với chuỗi sự kiện văn hóa – võ thuật chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương

Hưởng ứng các hoạt động văn hóa – thể thao chào mừng Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, TP.HCM tổ chức nhiều...