Theo quy định, năm 2025 chỉ có một đối tượng được điều chỉnh tiếp tục tăng lương hưu.
Tăng lương hưu là một trong những chính sách quan trọng được người dân đặc biệt quan tâm. Vậy trong năm 2025, sẽ có đối tượng nào được tiếp tục điều chỉnh tăng lương hưu.
Từ ngày 1/7/2025 sẽ thực hiện tăng lương hưu thỏa đáng đối với nhóm đối tượng có mức lương hưu thấp và nghỉ hưu trước năm 1995 nhằm bảo đảm thu hẹp khoảng cách chênh lệch lương hưu giữa người nghỉ hưu ở các thời kỳ.
Trước đó, theo Nghị định 75/2024/NĐ-CP, từ ngày 01/7/2024, điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) và trợ cấp hằng tháng của tháng 6/2024.
Đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng theo quy định, sau khi điều chỉnh tăng thêm 15% trên mức lương hưu, trợ cấp BHXH và trợ cấp hằng tháng, có mức hưởng thấp hơn 3.500.000 đồng/tháng thì được điều chỉnh tăng thêm như sau:
– Tăng thêm 300.000 đồng/người/tháng: Đối với những người có mức hưởng dưới 3.200.000 đồng/người/tháng;
– Tăng lên bằng 3.500.000 đồng/người/tháng: Đối với những người có mức hưởng từ 3.200.000 đồng/người/tháng đến dưới 3.500.000 đồng/người/tháng.
Mức lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng sau khi điều chỉnh theo quy định nêu trên là căn cứ để tính điều chỉnh lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp hằng tháng ở những lần điều chỉnh tiếp theo.
Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 67 của Luật này.Các hình thức nhận lương hưu từ năm 2025
Căn cứ theo Điều 93 và Điều 114, Luật Bảo hiểm xã hội 2024 quy định, có 03 hình thức nhận lương hưu từ 01/7/2025 đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
– Thông qua tài khoản ngân hàng của người thụ hưởng
– Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền.
– Thông qua người sử dụng lao động.
Đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, từ 1/7/2025 có 2 hình thức nhận lương hưu là:
– Thông qua tài khoản của người thụ hưởng mở tại ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
– Trực tiếp từ cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc tổ chức dịch vụ được cơ quan bảo hiểm xã hội ủy quyền.
Tuổi nghỉ hưu của người lao động năm 2025
Theo khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 4 Nghị định 135/2020/NĐ-CP, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Cụ thể, kể từ ngày 1/1/2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 3 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 4 tháng đối với lao động nữ. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 3 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 4 tháng đối với lao động nữ cho đến khi đủ 60 tuổi vào năm 2035.
Như vậy, tuổi nghỉ hưu năm 2025 của người lao động trong điều kiện lao động bình sẽ là: 61 tuổi 3 tháng đối với nam và 56 tuổi 8 tháng đối với nữ.
Theo Điều 169 và Điều 219 Bộ luật Lao động năm 2019 và hướng dẫn tại Nghị định 135/2020/NĐ-CP, những người lao động làm việc trong điều kiện bình thường sinh vào các tháng sau đây sẽ được xem xét nghỉ hưu trong năm 2025:
– Đối với lao động nam: Sinh vào tháng 12/1963 đến tháng 8/1964
– Đối với lao động nữ: Sinh vào tháng 8/1968 đến tháng 3/1969