2024-08-11 08:20:02
[]
[]
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9tZWRpYS5waHVudXRvZGF5LnZuL2ZpbGVzL2NvbnRlbnQvMjAyNC8wOC8xMC90aHVhLWtlLTIzNTYuanBlZw.webp
Array

Cháu có được hưởng thừa kế của ông bà nếu bố mẹ mất sớm?

Trong trường hợp người qua đời không để lại di chúc hợp pháp hoặc không có di chúc, tài sản của họ sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật.

Hỏi: Ông nội tôi mất khi còn trẻ, để lại bà nội tôi và bốn người con. Khi bà nội qua đời, bà không để lại di chúc, và tài sản duy nhất bà để lại là căn nhà mà gia đình tôi hiện đang sinh sống. Chú và bác tôi đã mất trước bà nội. Hiện nay, các con của chú và bác yêu cầu được chia căn nhà này. Tôi muốn hỏi liệu căn nhà trên có được chia cho con của chú và bác hay không, hay chỉ thuộc về hai người con còn sống của bà nội?

Trong trường hợp người qua đời không để lại di chúc hợp pháp hoặc không có di chúc, tài sản của họ sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật. Theo Điều 651, Bộ luật Dân sự 2015, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự như sau:

Cháu có được hưởng thừa kế của ông bà nếu bố mẹ mất sớm?

Cháu có được hưởng thừa kế của ông bà nếu bố mẹ mất sớm?

Hàng thừa kế thứ nhất: Bao gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

Hàng thừa kế thứ hai: Bao gồm ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.

Hàng thừa kế thứ ba: Bao gồm cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Theo quy định, những người thừa kế cùng hàng sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau, và những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, hoặc từ chối nhận di sản.

Trong trường hợp của bạn, do chú và bác mất trước bà nội, nên con của chú và bác sẽ được hưởng thừa kế thế vị. Cụ thể, Điều 652 Bộ luật Dân sự quy định về thừa kế thế vị như sau:

Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì cháu sẽ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản, thì chắt sẽ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Như vậy, căn nhà do bà nội bạn để lại sẽ được chia cho các đồng thừa kế thuộc hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm cả các con của chú và bác, tương ứng với phần di sản mà chú và bác của bạn sẽ được hưởng nếu còn sống.

Nguồn: www.giaitri.thoibaovhnt.com.vn |
Copy Link

Bài viết mới nhất

50 năm thống nhất đất nước – 500 vận động viên cùng bứt phá trên đường chạy

Trong hai ngày 16 và 17 tháng 4, Giải Điền kinh Cúp Tốc độ Thống Nhất 2025 đã diễn ra sôi...

WoMAU được vinh danh, khẳng định tầm ảnh hưởng quốc tế

Sự ghi nhận xứng đáng cho hành trình 24 năm quảng bá võ cổ truyền trên toàn cầu, với những đóng...

Thành phố sôi động với chuỗi sự kiện văn hóa – võ thuật chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương

Hưởng ứng các hoạt động văn hóa – thể thao chào mừng Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, TP.HCM tổ chức nhiều...

Karate TP.HCM: Thế hệ trẻ tiếp nối thành công, khẳng định tương lai Karate Việt Nam

Trong chiến thắng vang dội tại Giải Vô địch quốc gia Karate khu vực miền Nam lần IV – năm 2025,...

Lãnh đạo Đà Nẵng làm việc với Liên đoàn Lân Sư Rồng Việt Nam: Hướng tới phát triển văn hóa gắn với du lịch

Ngày 3 tháng 4 năm 2025 tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng , Tiến sĩ Phạm...