2024-10-15 23:03:18
[]
[]
https://media.phunutoday.vn/files/news/2024/10/15/binh-si-co-dai-giai-quyet-nhu-cau-sinh-ly-nhu-the-nao-co-cach-duoc-duy-tri-hang-ngan-nam-230303.jpg
Array

Binh sĩ cổ đại giải quyết nhu cầu sinh lý như thế nào? Có cách được duy trì hàng ngàn năm

Thời xưa, binh lính phải ra trận trong thời gian rất dài, có thể vài năm, thậm chí cả thập kỷ. Vậy họ làm thể nào để giải quyết nhu cầu sinh lý.

Các triều đại cổ đại đều gây dựng cho mình một đội quân tinh nhuệ và mạnh mẽ để bảo vệ đất nước, đề phòng các cuộc tấn công của nước láng giềng cũng như phục vụ mục đích mở rộng bờ cõi.

Binh lính trong quân đội thời bấy giờ đều ở đổi tuổi thanh niên và trung niên với thể lực sung mãn. Đây cũng là độ tuổi có nhu cầu sinh lý cao. Trong khi đó, các cuộc chiến thời xưa thường kéo dài từ vài năm, thậm chí có thể hơn cả một thập kỷ nên binh sĩ hầu như không được trở về nhà mà hoàn toàn ở trong doanh trại, không được tự tiện ra ngoài.

Trong thời cổ đại, người ta có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết nhu cầu sinh lý cho binh sĩ.

Trong thời cổ đại, người ta có nhiều phương pháp khác nhau để giải quyết nhu cầu sinh lý cho binh sĩ.

Quân lính không được giải quyết nhu cầu “sinh lý” trong nhiều năm lại liên tục phải trải qua những ngày tháng huấn luyện nhàm chán cùng với việc đối mặt với những chiến trường khốc liệt ít nhiều gây ra một số vấn đề tâm lý với họ, thậm chí có thể dẫn tới những hành vi cực đoan. Có những người có thể vi phạm quy tắc trong quân đội, bất chấp mệnh lệnh của các tướng chỉ huy, để thoải thỏa mãn cơn “khát tình” của mình.

Phụ nữ không được phép tham gia các trận chiến nhưng binh lính có thể mang theo vợ. Vợ của họ cũng sống trong doanh trại, đảm nhận một số vấn đề liên quan đến lương thực. Lúc này, các nhu cầu của binh lính được giải quyết, đời sống hằng ngày được quan tâm chu đáo hơn.

Tuy nhiên, cách này không phải lúc nào cũng khả thi. Phụ nữ thời xưa được giáo dục để ở trong nhà, không quen với việc đi xa. Hơn nữa, chiến trường là nơi nguy hiểm, chồng họ có thể hy sinh bất cứ lúc nào. Số phận của người phụ nữ sau khi chồng mất không ai có thể biết được. Mặt khác, doanh trại toàn là nam nhân nhưng chỉ có số ít mới được mang theo vợ. Điều này có thể gây ra sự ghen ghét, đố kỵ trong quân.

Để giải quyết vấn đề này, người xưa đưa ra khá nhiều giải pháp khác nhau.

– Đưa góa phụ hoặc đưa vợ và con gái của một số tù nhân đến doanh trại

Đây là một trong những phương pháp được Việt Vương Câu Tiễn (vua nước Việt cuối thời kỳ Xuân Thu trong lịch sử Trung Quốc) đưa ra. Ông cho người đưa tất cả phụ nữ góa bụa ở các nước đến doanh trại. Kể từ khi cách này được áp dụng, tinh thần binh sĩ ngày một mạnh mẽ hơn, sôi nổi hơn trong chiến đấu.

Tuy nhiên, số phận của các góa phụ đều rất bi đát. Họ chịu sự sỉ nhục khi phải phục vụ nhiều người đàn ông trong các doanh trại.

Việc đưa góa phụ đến doanh trại có thể xoa dịu tâm lý của binh lính nhưng cũng gây phẫn nộ trong dân vì đó là việc làm trái đạo đức. Dù vậy, phụ nữ thời đó có địa vị rất thấp nên gần như không có khả năng phản kháng. Chỉ cần binh lính đánh trận giỏi, mang về chiến thắng thì sự hy sinh của phụ nữ cũng không là gì. Vì vậy, phương pháp này được duy trì suốt hàng ngăn năm sau đó.

Tới thời Hán Vũ Đế (là vị hoàng đế thứ bảy của nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc), việc đưa phụ nữ vào doanh trại để phục vụ binh sĩ được quy định nghiêm ngặt hơn. Lúc này, người ta không chọn các góa phụ trong nước nữa mà thay bằng vợ và con gái của một số tù nhân. Tất nhiên, cách này vẫn không hề công bằng đối với phụ nữ.

Phương pháp này giúp giải quyết nhu cầu của binh sĩ nhưng lại tạo nên sự căm phẫn trong dân chúng. Vì thế, đến thời Chu Nguyên Chương (vị Hoàng đế khai quốc của nhà Minh trong lịch sử Trung Quốc), hệ thống này đã được bãi bỏ để xoa dịu lòng dân.

– Cướp người 

Một số triều đại cổ có quy định, sau khi đánh chiếm được thành của địch, binh sĩ được phép hưởng thụ 3 ngày 3 đêm. Trong thời gian này, họ có thể cướp tiền hay cướp người đều được. Như vậy, trong thời gian ăn mừng chiến thắng, binh lính không chỉ vơ vét của cải mà còn tranh thủ giải quyết nhu cầu sinh lý của mình. Đây cũng được xem là một chiêu thức kích thích tinh thần chiến đấu cho binh sĩ. Tuy nhiên, những người phụ nữ ở thành bị chiếm đóng lúc này phải chịu số phận bi thảm.

Phụ nữ có thể trở thành

Phụ nữ có thể trở thành “chiến lợi phẩm” dành cho binh sĩ sau các trận chiến.

Binh lính cũng có thể cướp người từ các doanh trại của quân địch. Đây cũng được xem là phần thưởng dành cho những người lính sau những trận đánh thắng lợi. Tướng quân phân phát người của phe bại trận được cho binh lính có nhiều công lao trong trận chiến như một phân thường. Những người phụ nữ thuộc bên thua trận đóng vai trò công cụ mua vui trong quân đội để thúc đẩy tinh thần chiến đấu cho binh lính.

– Đến nhà thổ

Sau khi chiếm đóng thành của quân địch, các vị tướng có thể dẫn binh lính của mình đến nhà thổ ở địa phương để giải tỏa cảm xúc, nhu cầu. Thời đó, phụ nữ trong các nhà chứa không được nhận thù lao và vì họ thuộc bên yếu thế nên không thể từ chối hay phản kháng với yêu cầu của kẻ thắng trận.

Nguồn: giaitri.thoibaovhnt.com.vn |
Copy Link

Bài viết mới nhất

Ten Hag đã bỏ quên 1 tài năng Carrington

Manchester United đang rơi vào tình thế khó khăn khi mùa giải chỉ mới bắt đầu. Với chuỗi kết quả thất vọng đặc biệt...

Reece James có nên chuyển sang đá vị trí mới để hạn chế chấn thương?

Nỗi ám ảnh chấn thươngHậu vệ Reece James hiện tại đã bình phục chấn thương gân kheo và trở lại tập luyện với toàn...

Cách làm món nấm rơm kho đậu, chỉ 15 phút là có món chay thơm ngon, đậm đà

Với cách kết hợp nấm rơm và đậu phụ này, bữa cơm gia đình bạn sẽ phong phú hơn với món ngon cả người...

Đúng Rằm tháng 9 âm lịch, 3 tuổi tài lộc no đủ, giàu càng thêm giàu

Theo tử vi 12 con giáp, những tuổi này trong dịp Rằm tháng 9 âm lịch đón nhận hỷ tín, ngập tràn may mắn.Tuổi...