2022-12-02 09:10:35
{"the-thao":"Th\u1ec3 thao"}
[]
https://media.xevathethao.vn/images/rs:fill:0:0:0/g:ce:0:0/c:0:0/aHR0cHM6Ly9tZWRpYS5ib25nZGEuY29tLnZuL2ZpbGVzL25ld3MvMjAyMi8xMi8wMi92aS1zYW8tdHJvbmctdGFpLWtob25nLXhlbS12YXItdHJvbmctYmFuLXF1eWV0LWRpbmgtY3VhLW5oYXQtYmFuLTA5NDAzMC5wbmc.webp

Vì sao trọng tài không xem VAR trong bàn quyết định của Nhật Bản?

Vì sao trọng tài không xem VAR trong bàn quyết định của Nhật Bản? - Bóng Đá

 Kaoru Mitoma cứu bóng đầy tranh cãi trước khi chuyền vào, dẫn tới bàn quyết định cho tuyển Nhật Bản đồng thời loại Đức khỏi World Cup.

Bàn quyết định của Ao Tanaka trong trận thắng Đức 2-1 tại bảng E World Cup 2022 sáng 2/12 gây tranh cãi lớn khi các hình ảnh cho thấy bóng dường như đã ra ngoài trước khi được Kaoru Mitoma tạt vào để dứt điểm. Trọng tài chính Victor Gomes không xem trực tiếp VAR, không sử dụng goal-line hay bất kỳ công nghệ nào khác để xác định chính xác bóng đã ra ngoài sân hay chưa.

Ông Gomes không làm vậy bởi bóng đá hiện đại vẫn chưa có công nghệ nào giúp nhận biết bóng đã ra ngoài đường biên. Công nghệ goal-line chỉ được sử dụng để xác nhận bóng trong hay ngoài vạch vôi và chỉ kiểm tra được vùng trong khung thành. Với VAR, góc quay tại đường biên ngang chưa có đủ để xem xét tuyệt đối tình huống nên trọng tài có xem lại pha quay chậm cũng vẫn phải đưa ra quyết định theo cảm tính chủ quan.

Trở lại tình huống của Kaoru Mitoma, trọng tài Victor Gomes được tổ VAR tư vấn qua tai nghe và ra quyết định công nhận bàn thắng mà không cần kiểm tra lại tình huống qua màn hình. Điều đó cho thấy ông Gomes tin tưởng vào tổ VAR, họ tự tin xác định rằng bóng còn trong cuộc chơi nên trọng tài không cần xem thêm. Athletic cho biết các trọng tài thuộc tổ VAR đã xác định bằng mắt thường trong trường hợp này trước khi tư vấn cho trọng tài chính.

Việc công nghệ không được sử dụng trong trường hợp này càng làm dấy lên nhiều tranh cãi. Chia sẻ trên ITV, cựu thủ quân MU Gary Neville bức xúc vì FIFA không chiếu lại hình ảnh công nghệ theo cách tương tự như trong các pha bóng dùng VAR: “Vì sao FIFA không đưa ra các hình ảnh cụ thể để giải thích cho tất cả về tình huống này? Xin các người, làm rõ đi”.

Ủy ban bóng đá Quốc tế (IFAB) đã vạch ra luật và định nghĩa về tình huống bóng ra ngoài như sau: “Bóng được xác định đã ra ngoài khi đi hoàn toàn qua vạch vôi hoặc đường biên dọc ở trên cả mặt đất và trên không”.

Nhiều góc quay cho thấy bóng đã đi hết đường biên ngang. Tuy nhiên, góc quay dọc ở một số bức ảnh đã cho thấy bóng dường như vẫn còn trong sân dù chỉ là một vài milimet.

Tranh cãi càng dữ dội hơn khi Nhật Bản ghi bàn sau tình huống cứu bóng này của Mitoma và giành chiến thắng 2-1 trước Tây Ban Nha để đi tiếp. Nếu không có bàn thắng và trận đấu kết thúc với tỷ số hòa, Nhật Bản sẽ bị loại. Tây Ban Nha và Đức khi đó dắt tay nhau vào vòng 16 đội. Athletic mô tả tình huống này là “cách biệt nhỏ, lợi ích lớn”.

Bài viết mới nhất

50 năm thống nhất đất nước – 500 vận động viên cùng bứt phá trên đường chạy

Trong hai ngày 16 và 17 tháng 4, Giải Điền kinh Cúp Tốc độ Thống Nhất 2025 đã diễn ra sôi...

WoMAU được vinh danh, khẳng định tầm ảnh hưởng quốc tế

Sự ghi nhận xứng đáng cho hành trình 24 năm quảng bá võ cổ truyền trên toàn cầu, với những đóng...

Thành phố sôi động với chuỗi sự kiện văn hóa – võ thuật chào mừng Giỗ Tổ Hùng Vương

Hưởng ứng các hoạt động văn hóa – thể thao chào mừng Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, TP.HCM tổ chức nhiều...

Karate TP.HCM: Thế hệ trẻ tiếp nối thành công, khẳng định tương lai Karate Việt Nam

Trong chiến thắng vang dội tại Giải Vô địch quốc gia Karate khu vực miền Nam lần IV – năm 2025,...

Lãnh đạo Đà Nẵng làm việc với Liên đoàn Lân Sư Rồng Việt Nam: Hướng tới phát triển văn hóa gắn với du lịch

Ngày 3 tháng 4 năm 2025 tại Văn phòng Ủy ban Nhân dân Thành phố Đà Nẵng , Tiến sĩ Phạm...